Trang chủ Nhạc Họa Lớp 7 giúp mik với mai kiểm tra rồi please ko chép...

giúp mik với mai kiểm tra rồi please ko chép mạng nhé Câu 1:Trình bày những hiểu biết về âm nhạc thiếu nhi việt nam Câu 2:Trình bày các thể loại âm nhạc. Ví dụ

Câu hỏi :

giúp mik với mai kiểm tra rồi please ko chép mạng nhé Câu 1:Trình bày những hiểu biết về âm nhạc thiếu nhi việt nam Câu 2:Trình bày các thể loại âm nhạc. Ví dụ cụ thể cho từng thể loại ko chép vd trong sách thank

Lời giải 1 :

 c1 :rong dòng chảy của âm nhạc Việt Nam, âm nhạc thiếu nhi dù chỉ là một nhánh nhỏ khiêm tốn nhưng nó liên quan tới hàng chục triệu công chúng trẻ em cả nước ...Âm nhạc cho thiếu nhi không chỉ là giải trí, tiêu khiển mà chức năng giáo dục của nó được đặt lên vị trí hàng đầu. Cùng với các nội dung khác, âm nhạc góp phần quan trọng trong việc xây dựng thẩm mĩ cho lớp trẻ và hình thành nhân cách của các em. Nếu nói sáng tác là khâu đầu tiên trong chuỗi các hoạt động âm nhạc thì dòng chảy âm nhạc dành cho trẻ em vừa qua vẫn cứ lặng lẽ ra đời khá nhiều ca khúc. Hàng năm, nhà văn hóa trung tâm thành phố và nhà văn hóa các quận huyện thường xuyên ra mắt các tập bài hát dành cho học sinh, với số lượng vài chục bài trong mỗi tập, được phổ biến vào các dịp hè và các kì tập huấn cho cán bộ phụ trách văn nghệ các đơn vị.

Hội âm nhạc Thành phố và Sở Giáo dục- Đào tạo đã có cuộc vận động sáng tác cho học sinh phổ thông thu hút số lượng hàng trăm bài viết của nhiều tác giả từ các vùng miền gửi tham dự.Trại sáng tác âm nhạc cho trẻ em do nhạc sĩ An Thuyên tổ chức cũng đã thu hút gần 20 tác giả góp phần đánh thức nhiệt tình của anh em nhạc sĩ trở lại với sáng tác thiếu nhi, hình như lâu nay có lúc bị sao nhãng.

Cùng nhiều tập nhạc khác của các nhạc sĩ Vũ Trọng Tường, Lê Minh Cường, Hà Hải và các bài hát do nhạc sĩ khác đã viết trong các trại sáng tác do Hội tổ chức, trong đó có một số bài đã được trình bày trong các sinh hoạt âm nhạc giới thiệu tác phẩm mới hàng tháng mà chúng tôi không thể kể hết. Đó là những minh chứng về mặt sáng tác. Khâu thứ 2 là hoạt động biểu diễn. Chúng ta đã gặp nhiều chương trình liên hoan, hội thi văn nghệ diễn ra ở các quận huyện và thành phố hàng năm, như Giai điệu tuổi hồng, hội thi Ca khúc măng non, các chương trình chào mừng các ngày kỉ niệm lớn của đất nước cũng như của thành phố với nhiều sắc màu, được dàn dựng công phu, khá phong phú và đa dạng. Ở đó đã thu hút hàng ngàn diễn viên nhỏ tuổi tham gia, tạo nên một không khí sôi nổi, vui tươi, hào hứng trong công chúng nhỏ tuổi.Trên các phương tiện phát thanh, truyền hình, các chương trình ca nhạc cho trẻ em cũng đã sử dụng một số sáng tác mới nhưng chủ yếu là các chương trình đã được dàn dựng sẵn mà truyền hình ghi lại qua các kì cuộc hội diễn.

c2: DẪN LUẬN
Âm nhạc là một môn nghệ thuật có nhiều loại hình phong phú và đa dạng ,từ làn điệu dân ca mộc mạc , từ nét nhạc tấu đơn giản của cây đàn nghiệp dư , đến những bản a-ri-a hết sức phức tạp trong opera hay các hình thức âm nhạc giao hưởng như u-véc-tuya , liên kết giao hưởng , trường ca giao hưởng .
Âm nhạc là một môn nghệ thuật âm thanh phản ánh phản ánh cuộc sống xung quanh chúng ta bằng các hình tượng âm thanh . Cũng như các bộ môn nghệ thuật khác , với sức mạnh diễn cảm lớn lao , âm nhạc thể hiện tất cả những gì gắn liền với cuộc sống của con người : niềm vui và nỗi khổ , cuộc đấu tranh sinh tồn , những suy tư , chí hướng và ước mơ hạnh phúc .
Âm nhạc phản ánh các khía cạnh khác nhau của thực tại trước hết thông qua việc khai thác thế giới nội tâm của con người . Nét đặc trưng điển hình , một trong những ưu thế nổi bật hơn cả của nghệ thuật âm nhạc là khi phản ánh quá trình phát triển và chuyển biến không ngừng từ trạng thái này sang trạng thái khác của tình cảm , nó có khả năng truyền đạt những sắc thái tinh tế nhất , gây ấn tượng vô cùng sâu sắc cho người nghe .

Có những tác phẩm âm nhạc vĩ đại có nội dung là những suy nghĩ về cuộc sống , là hoạt động căng thẳng của tư duy , là chí hướng và những niềm khát vọng mãnh liệt , là sự miêu tả các nhân cách khác nhau qua các mối quan hệ qua lại ,trong các tình huống xung đột và trong các cuộc đấu tranh sinh tồn . Thậm chí âm nhạc giao hưởng , hợp xướng o-pê-ra còn xây dựng cả những hình tượng vĩ đại của tập thể quần chúng , cuộc đấu tranh giải phóng nhân dân , những biến cố lịch sử lớn lao , những xung đột xã hội sâu sắc .
"Thể loại âm nhạc " là khái niệm chỉ các loại hình tác phẩm khác nhau của nghệ thuật âm nhạc , chẳng hạn như bài ca lao động , bài hát ru , rô-măng-xơ , vũ khúc , hành khúc , prê-luýt , u-véc-tuya . Các tác phẩm âm nhạc thuộc cùng một thể loại , tuy nội dung hết sức đa dạng , song vẩn có những nét giống nhau về phương thức biểu diễn âm nhạc , về tính chất của mối quan hệ giữa nó với thực tại , với đời sống .Ngay những thính giả mới tiếp xúc với âm nhạc ,khi nghe tác phẩm mới cũng có thể phân biệt được dễ dàng một khúc hát ru , bản hành khúc chiến đấu , hành khúc tang lễ , bài ca cách mạng và các loại vũ khúc : vũ khúc Nga , le-dơ-ghin-ca , pôn-ca , van-xơ .
Thể loại ( tiếng Pháp có nghĩa là chủng loại , giống ) là loại hình nhất định của sáng tác nghệ thuật gắn liền với thực tiễn lịch sử đã sản sinh ra nó , với đời sống sinh hoạt bằng một phương thức nhất định .
Cũng như các lĩnh vực sáng tác nghệ thuật khác , âm nhạc rất phong phú về thể loại.Nếu chia tất cả các thể loại âm nhạc thành những nhóm cùng loại , xuất phát từ đặc tính biểu diễn của chúng thì ta có thể nêu lên những nhóm lớn sau đây :
a, Âm nhạc dân gian truyền miệng gồm bộ phận thanh nhạc và khí nhạc .
b, Âm nhạc sinh hoạt và âm nhạc giải trí ( đơn ca , độc tấu , âm nhạc cho dàn nhạc phòng khách , dàn nhạc hơi , nhạc jazz )
c, Âm nhạc thính phòng do một hoặc một số nghệ sĩ điêu luyện biểu diễn trong các phòng hoà nhạc nhỏ .
d, Âm nhạc giao hưởng viết cho dàn nhạc giao hưởng lớn , biểu diễn trong phòng nhạc đồ sộ .
e, Âm nhạc hợp xướng viết chi dàn nhạc hợp xướng lớn biểu diễn .
f, Các loại âm nhạc sân khấu biểu diễn trong nhà hát ( ô-pê-ra ,ba lê , hài nhạc kịch , ô-pê-rét )

Tuy nhiên , cũng có thể phân loại theo một phương thức khác , nghĩa là chia tất cả các thể loại âm nhạc viết cho giọng hát ( có đệm bằng nhạc cụ , hoặc không có đệm ) và nhóm khí nhạc viết cho nhạc cụ diễn tấu .
Phân loại theo phương thức này người ta căn cứ không những vào đặc điểm của phương thức biểu diễn , mà cả các quy luật mỹ học rất quan trọng gắn liền với những khả năng hoàn toàn khác trong việc thể hiện nội dung .Chúng tôi muốn nói tới mối quan hệ trực tiếp với hầu hết các thể loại thanh nhạc với lời ca , với ngôn từ , một yếu tố giúp người nghe dễ tiếp thu tác phẩm , cho dù đó là bài dân ca đơn giản , một bản rô-măng-xơ , một chương trình hợp xướng hay một vở ô-pê-ra .
Trái lại , trong các tác phẩm khí nhạc , nội dung tư tưởng sâu sắc mà các nhạc sĩ đưa vào đó lại được thể hiện hoàn toàn bằng các hình tượng âm thanh , không có lời ca . Đây chính là khác biệt đậm nét giữa các thể loại thanh nhạc và khí nhạc .Vì thế , ta sẽ nghiên cứu riêng từng loại .Lịch sử lâu đời của nền nghệ thuật âm nhạc chứng minh rằng trong nhiều thế kỉ qua , ở khắp các nước trên thế giới , đã xuất hiện và phát triển nhiều loại hình thức âm nhạc khác nhau , với những phương tiện biểu hiện độc đáo và những đặc điểm ngôn ngữ riêng biệt .Con đường mà nền nghệ thuật âm nhạc chuyên nghiệp đã trải qua trong những thế kỉ là con đường đi từ điệu hò lao động hết sức đơn giản , từ những bài dân ca mộc mạc , những vũ khúc sinh hoạt đến những tác phẩm giao hưởng và hợp xướng phức tạp của các nhạc sĩ cổ điển ( để biểu diễn những tác phẩm này cần có sự tham gia của hàng chục thậm chí hàng trăm nhạc công và ca sĩ chuyên nghiệp ) .
Âm nhạc tồn tại ở mọi thời đại và trong cuộc sống của tất thảy các dân tộc . Nó ra đời từ thời cổ đại xa xưa như một phương tiện giao tiếp có hiệu lực cao của loài người . Từ những thời kỳ tiền sử , âm nhạc đã gắn liền mật thiết với hoạt động thực tiễn và nhu cầu vật chất của con người . Những người thợ săn và những người bẫy chim rừng dùng cây sáo bắt chước rất tài tình tiếng chim hót để nhử chúng vào bẫy .Những người săn nai miền bắc thường dùng một thứ tù và đặc biệt để gọi nai .Cứ như vậy , dần dần người ta đã biết dùng nhạc cụ để phản ánh tiếng nói sinh động của thiên nhiên .
Tiếng hò trong lao động có tác dụng liên kết một cách nhịp nhàng nỗ lực chung của mọi người khi cần khiêng vác hoặc di chuyển những vật nặng . Từ thời cổ xưa người ta đã thấy xuất hiện nhạc hiệu săn bắn , vũ khúc chiến binh , những bài ca cầu nguyện huyền bí .
Ngay những hình thức âm nhạc và ca hát đơn giản , mộc mạc nhất của các bộ lạc săn bắn thời nguyên thủy cũng đã có khả năng gây ấn tượng sâu sắc , khích lệ con người đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt ,hùng vĩ và các thế lực thù địch .
Trong nhiều thế kỉ , nhiều thiên niên kỉ qua , các thể loại ca khúc và khí nhạc đa dạng đã là người bạn đường của nhân loại .Các bà mẹ ngân nga điệu hát ru êm ái bên nôi em bé .Các trò chơi trẻ thơ của mỗi dân tộc đều kèm theo những bài hát vui , dí dỏm về chim muông và thú rừng , với những điệu hát " tập đếm " , "im lặng " , "châm chọc ".v..v.. Âm nhạc còn đệm cho thanh niên nhảy múa , vui chơi .Những bài ca hôn lễ của các dân tộc ca ngợi trí tuệ , sắc đẹp và đức chuyên cần lao động của các cặp vợ chồng trẻ .Còn biết bao bài ca , điệu nhạc muôn màu muôn vẻ , chan hoà công cuộc lao động và giờ phút nghỉ ngơi của người nông dân , công nhân , của những người lao động .Tiếng đàn tiếng hát vang lên từ những ngày hội gia đình , những ngày lễ tế chung của dân tộc .Từ bao đời nay tiếng kèn xung trận hùng tráng đã khích lệ các chiến sĩ nơi trận tuyến .
Mỗi thể loại khí nhạc và thanh nhạc đều có những phương tiện diễn cảm âm nhạc tiêu biểu ,đã được gọt giũa qua nhiều thế kỷ trong sáng tác âm nhạc của các dân tộc khác nhau .Trong quá trình gạn lọc những âm điệu đặc sắc ,có khả năng gây ấn tượng mãnh liệt nhất ,chọn lựa các hình nét giai điệu ,các loại nhịp múa ,các kiểu bước hùng dũng trang trọng ,đã hình thành phương pháp điển hình hoá nghệ thuật tiêu biểu cho từng thể loại âm nhạc trong việc phản ánh các hiện tượng khác nhau của thực tại .Chính vì thế khái niệm "thể loại " là yếu tố có ý nghĩa hết sức lớn lao .Nhiều đặc tính diễn cảm của các hình tượng âm nhạc , ta không thể nhận thức và đánh giá đúng được , nếu tách khỏi những đặc điểm thể loại đã sản sinh ra chúng .
Lịch sử cho thấy trong quá trình phát triển của nền âm nhạc chuyên nghiệp , ở thời trung cổ , âm nhạc vẫn liên hệ chặt chẽ với cơ sở sinh hoạt của nhân dân và đời sống xã hội của các đô thị trung cổ . Ngoài ca khúc , vũ khúc , các nhạc sĩ thời xa xưa ấy còn sáng tác những nhạc hiệu nhà binh và săn bắn , âm nhạc cho các cuộc diễu hành trang trọng , các lễ xuất quân hoặc các nghi thức tôn giáo ,những nhạc điệu giải trí nhẹ nhàng cho các buổi tiếp tân , các đêm khiêu vũ , các hội cải trang .Tất cả những thể loại sinh hoạt đó ra đời là do vai trò phục vụ thực tiễn của nghệ thuật âm nhạc thời bấy giờ .Đời sống xã hội ngày một phát triển và trở nên phức tạp hơn , tầm nhìn của con người trong lãnh vực tư tưởng cũng mở rộng ,do đó cần có những tác phẩm âm nhạc mang nội dung sâu sắc hơn , và đồng thời với hình thức đa dạng , phức tạp hơn . Trong âm nhạc dân gian ,thể loại ca khúc trữ tình phong phú và đa dạng về giai điệu dần dần đã trở thành thể loại âm nhạc chủ đạo .Trong âm nhạc chuyên nghiệp thì những thể loại cổ mất dần đi tính thực dụng .Nếu theo dõi quá trình phát triển các thể loại nhạc múa ta sẽ dễ nhận thấy điều đó hơn . Trong các tổ khúc nhạc múa (1) viết cho hai vi-ô-lông có đệm của Cô-re-li ( 1653-1713 ) - nhà soạn nhạc kiêm biểu diễn vi-ô-lông xuất sắc của nước Ý - hay trong các tổ khúc của các nhạc sĩ Đức vĩ đại thế kỷ XVIII là Handen và G.X.Bắc , những tiểu khúc mang tên gọi của các vũ khúc cổ ( điệu a-lơ-măng Đức ,điệu cu-răng ,ga-vốt ,mơ-nuy-ê của Pháp , điệu xa-ra-băng-đa của Tây Ban Nha ) .Rõ ràng không còn tính chất âm nhạc sinh hoạt ban đầu nửa . Người ta không thể nhảy múa bằng những điệu nhạc đó được . Với tiết tấu quen thuộc của các điệu nhạc múa tinh tế ấy , nhạc sĩ G.X.Bắc vĩ đại đã sáng tạo những tác phẩm âm nhạc có nội dung sâu sắc , những tác phẩm thuần túy mang tính chất trỡ tình , mà đôi khi có cả màu sắc kịch tính nữa .
Bên cạnh các thể loại âm nhạc sinh hoạt cổ đã được cải biên ấy , trong thế kỷ XVII-XVIII ta còn thấy xuất hiện các loại hình âm nhạc mới không chỉ phục vụ riêng cho mục đích thực tiễn . Nổi bật hơn cả trong số các thể loại ấy là những hình thức âm nhạc lớn : xô-nát , giao hưởng ,công-xéc-tô .Cũng gần trong khoảng thời gian này ( thời điểm ranh giới giữa thế kỷ XVI-XVII ) ở Ý đã xuất hiện một thể loại sân khấu mới , đó là ô-pê-ra .Chỉ trong một thời gian ngắn nó đã trở thành một thể loại được hoan nghênh nhiệt liệt ở nhiều nước trên thế giới .
Nhưng thể loại âm nhạc xuất hiện sớm hơn cả là âm nhạc thính phòng .Khái niệm "thính phòng " lấy từ danh từ camera ( tiếng Ý camera có nghĩa là văn phòng ) .Lúc đầu người ta dùng khái niệm này để chỉ loại âm nhạc biểu diễn nghiệp dư ,với sự tham gia có hạn của những người yêu nhạc .Vì thế ở thế kỷ XV-XVII , khái niệm "âm nhạc thính phòng " gắn liền với những ca khúc đơn giản có đệm những vũ khúc mộc mạc , các loại tiểu khúc ( như prê-luýt ,phóng tác , biến tấu ) và cả những tác phẩm liên khúc gọi là tổ khúc , bao gồm nhiều tiểu khúc hoặc những vũ khúc nhỏ , đôi khi còn gọi là pac-ti-ca ( tiếng Ý có nghĩa là tác phẩm nhiều chương ) .
Dần dần ,những thể loại khí nhạc xuất hiện trong sinh hoạt gia đình ấy đã trở thành những thể loại âm nhạc biểu diễn trong sân khấu hoà nhạc lớn .Tuy thế khi biểu diễn loại tác phẩm thính phòng , các nghệ sĩ vẫn có quan hệ trực tiếp và chân tình hơn với thính giả , điều này được thực hiện một cách tự nhiên trong các phòng hoà nhạc nhỏ (2) .
Một đặc điểm quan trọng khác nữa của âm nhạc thính phòng là sự nổi bật lên hàng đầu giá trị nghệ thuật cá nhân của người biểu diễn : ca sĩ , nghệ sĩ pi-a-nô , vi-ô-lông hay hợp tấu khí nhạc - tứ tấu ,tam tấu (3).Nội dung tư tưởng tình cảm của âm nhạc thính phòng thường được thể hiện nhờ sự nỗ lực sáng tạo của một hoặc một nhóm nghệ sĩ : của hai người trong tác phẩm song tấu ( chẳng hạn song tấu vi-ô-lông và pi-a-nô ) , của ba người trong tác phẩm tam tấu , bốn người trong tứ tấu , năm người trong ngũ tấu .Giữa các thành viên hợp tấu có mối quan hệ bình đẳng về nghệ thuật .Mỗi bè của hợp tấu âm nhạc thường có những nét giai điệu cá biệt có sắc thái âm lượng tinh tế và đôi khi có kỹ xảo phức tạp .Chính vì vậy các nghệ sĩ lớn rất hào hứng tham gia biểu diễn những hợp tấu thính phòng cổ điển của Hai-đơn , Mô-da , Be-tô-ven , Su-be , Su-man , Bramx , Glin-ca , Trai-cốp-xki , Bô-rô-đin, Gla-du-nốp ,Ta-nhê-ép .
Trong khi đó , âm nhạc giao hưởng là loại hình mà ý đồ nghệ thuật thường do lực lượng của một tập thể lớn các nhạc công thực hiện ,dưới sự điều khiển của người chỉ huy .Trong những tác phẩm đó , nội dung tư tưởng sâu sắc kết hợp với quy mô đồ sộ , với lối phát triển chủ đề bao quát , đồng thời , các hình tượng và chủ đề âm nhạc chính của chúng lại vẫn đơn giản , đậm đà và nổi bật .Các liên khúc giao hưởng , khúc phóng tác và trường ca giao hưởng , dù có quy mô lớn , có ý đồ phức tạp đến đâu chăng nữa thì các chủ đề chính của chúng thường cũng vẫn đơn giản và có sức truyền cảm , vì chúng bắt nguồn từ các thể loại âm nhạc sinh hoạt : các làn điệu dân ca , các âm điệu rô-măng-xơ , các nhịp điệu hành khúc hùng tráng ,tiếng kèn phăng-pha khích động lòng người chiến sĩ hoặc các loại tiết tấu vũ khúc .Bởi thế , ngay những thính giả mới tiếp xúc với âm nhạc cũng có thể phân tích được tương đối dễ dàng ý nghĩa và nguồn gốc thể loại của các hình tượng chủ yếu trong nhiều tác phẩm giao hưởng .
Khi nhận định về các thể loại âm nhạc , nhà soạn nhạc Nga , Đ.Sô-xta-cô-vit đã viết : " Trong các thể loại âm nhạc khác nhau , nền âm nhạc giao hưởng lớn dường như chiếm vị trí hàng đầu .Nó có nội dung sâu sắc hơn cả và là vị thống soái của vương quốc âm nhạc .Không có một vĩ nhân nào lại không am hiểu thế giới tư tưởng tình cảm phong phú vô tận chứa trong đó ,không biết đến niềm cảm hứng cao đẹp mà tri thức và sự hiểu biết âm nhạc giao hưởng có thể đem lại cho con người "(4).
Phụ lục :
(1) : Tổ khúc là biên khúc gồm nhiều tác phẩm âm nhạc nhỏ , khác nhau về tính chất , các tổ khúc cổ thế kỷ XVI-XVIII thường bao gồm các vũ khúc sinh hoạt đa dạng.
(2) Chỉ trong những buổi biểu diễn của các nghệ sĩ bậc thầy như X.Rich-te ,E.Ghi-lenx,Van-cli-bớc v..v.. thì các tác phẩm này mới được đưa lên sân khấu hoà nhạc lớn .
(3) Hợp tấu là hình thức biểu diễn tập thể của một số nhạc công hay ca sĩ , đồng thời , hợp tấu còn là tên gọi của loại tác phẩm viết cho một số nghệ sĩ cùng biểu diễn .
(4) Đ.Sô-xta-cô-vít , "Tìm hiểu và yêu thích âm nhạc " - Maxcơva , NXB " Đội thanh niên cận vệ " ,1958 .
 

Thảo luận

Lời giải 2 :

Đây Câu 1 ,câu 2 Câu 1 trước câu 2 sau nha 😊😊😊
image
image

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247