Câu 1:
Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862)
Lí do:
Vì lúc đó ở Bắc Kỳ có các cuộc nổi dậy đang đánh phá dữ dội (đáng kể nhất là của:Tạ Văn Phụng và Cai Tổng Vàng, Nông Hùng Thạc)...mà trong Nam Kỳ thì thực dân Pháp đã đánh chiếm được bốn tỉnh là: Gia Định, Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long.
Sau khi so sánh hai mối nguy, triều đình Tự Đức bèn sai Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Sài Gòn giảng hòa với thực dân, để có thể đưa đại quân ra tiêu diệt các cuộc nổi dậy ở đất Bắc đang uy hiếp ngai vàng của dòng họ Nguyễn.
Nội dung :
_ Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì ( Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn lôn.
_ Mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.
_ Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
_ Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến
Nhận xét :
- Triều đình đã chính thức đầu hàng, bột bức trước sự xâm lược của thực dân Pháp.
- Triều đình từ bỏ nghĩa vụ và trách nhiệm cùng nhân dân đứng lên kháng chiến.
- Tạo con đường cho Pháp chính thức xâm lược nước ta.
Hiệp ước Giáp Tuất ( 15-3-1874 ):
Lí do :
Trong khi phong trào đấu tranh của nhân dân ở miền Bắc đang trên đà thắng lợi, triều đình Huế lại kí với Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất (1874). Vì:
- Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp. Không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.
- Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp
- Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.
Nội dung :
+ Pháp rút quân khỏi Bắc Kì
+ Triều đình thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì của Pháp
Nhận xét :
Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp.
- Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chốngPháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.
- Triều đình sớm tỏ ra hoang mang, giao động vô căn cứ nên lo sợ, dẫn đến những việc làm ngu ngốc và tội lỗi.
- Với nội dung kí kết đó, triều đình đã tiếp tục phản bội lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân, tạo đà cho quân Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta.
Hiệp ước Hác-mang ( 25-8-1883 ):
Lí do :
-nhà nguyễn muốn rãnh tay ở phía nam để đối phó với phong trào nông dân k/n trung kì và bắc kì
-nhà nguyễn nhân nhượng vs pháp
-nhà nguyễn luôn có tư tưởng chủ hòa,sợ giặc
Nội dung :
+ Triều đình thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở các tỉnh Bắc kì và Trung Kì.
Nhận xét :
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247