Trang chủ Vật Lý Lớp 9 Bài 13: Cho mạch điện như hình 3. Hiệu điện...

Bài 13: Cho mạch điện như hình 3. Hiệu điện thế giữa hai đầu mạch không đổi và bằng U. Các ampe kế giống nhau có cùng điện trở R_A. Giá trị điện trở R = 12 ôm,

Câu hỏi :

Bài 13: Cho mạch điện như hình 3. Hiệu điện thế giữa hai đầu mạch không đổi và bằng U. Các ampe kế giống nhau có cùng điện trở R_A. Giá trị điện trở R = 12 ôm, R_x là biển trở. Khi R_x= 12 ôm thì ampe kế A_¡ chỉ giá trị I_1 = 120mA, ampe kế A_2 chỉ giá trị I_2 = 40mA, dòng qua ampe kế A_2 có chiều từ M đến N. a) Tìm R_A và U. b) Tìm R_x để tổng số chỉ của ba ampe kế bằng 410mA. Bài 14: Một dây dẫn tiết diện đều có điện trở r_0(ôm) trên một đơn vị chiều dài được uốn thành một ống tròn tâm O bán kính a như hình 2, OA và OC là hai bán kính cũng được làm bằng dây trên nhưng OA được nối cố định còn OC có thể quay quanh O (C luôn tỳ lên đường tròn). Mạch điện có tác dụng như một biến trở với điểm đầu và điểm cuối là M và N. a. Tính điện trở biến trở khi cung nhỏ AC = a. b. Tính điện trở nhỏ nhất và lớn nhất của biến trở. c. Khi con chạy C ở vị trí ban đầu (cung AC = a) người ta mắc xen vào AC và OC hai bóng đèn giống nhau như hình 3 rồi đặt vào MN một hiệu điện thế thích hợp, không đổi U. Hãy so sánh độ sáng hai đèn? Độ sáng hai đèn thay đổi thế nào khi con chạy C di chuyển theo chiều mũi tên? Coi điện trở các đèn là không đổi. Cho mình hỏi bài 13 và 14

image

Lời giải 1 :

Đáp án:

 bạn chú ý tách các câu hỏi ra nhé, mình chỉ làm câu 13.

$R=1\Omega$

Giải thích các bước giải:

 Câu 13.
a, $U_{MN}=I_{A2}.(R_x+R_A)=0,04.12+0,04.R_A=0,48+0,04R_A$ (1)

Ta có: $I_{MB}=I_{A1}-I_{A2}=0,12-0,04=0,08A$

=> $U_{MB}=I_{MB}.R=0,08.12=0,96V$ 
Dễ thấy: $U_{MB}=U_{AN}=0,08.12=0,96V$

$U_{AM}=U_{NB}=0,12.R_A$

Mà: $U_{MN}=U_{MA}+U_{AN}=U_{AN}-U_{AM}=0,96-0,12R_A$ (2)

Từ (1) và (2) => $0,96-0,12R_A=0,48+0,04R_A$

=> $R_A=3\Omega$

Và $U=U_{AM}+U_{MB}=0,12.3+0,96=1,32V$

b, Vì $I_1=I_3$

=> $2I_1+I_2=0,41$ => $I_2=0,41-2I_1$

Cường độ dòng qua đoạn MB là:

$I_{MB}=I_1-I_2=3I_1-0,41$

Ta có:

$U_{AM}+U_{MB}=U=1,32$

=> $3I_1+(3I_1-0,41)R=1,32$

Và $U_{MN}=U_{AN}-U_{AM}$

=> $I_2(3+R)=U_{MB}-U_{AM}=(3I_1-0,41)R-3I_1$

=> $(0,41-2I_1)(3+R)=(3I_1-0,41)R-3I_1$

=> $I_1=\frac{0,41R-0,09}{2R}$

Thay vào rồi ta thu được: $R=1\Omega$

Thảo luận

Bạn có biết?

Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247