Trang chủ Lịch Sử Lớp 7 c1: trình bày những thành tựu văn hoá của nhân...

c1: trình bày những thành tựu văn hoá của nhân dân ẤN Độ và phong kiến c2:vì sao 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược mông nguyên nhà trần và nhân dân đều gi

Câu hỏi :

c1: trình bày những thành tựu văn hoá của nhân dân ẤN Độ và phong kiến c2:vì sao 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược mông nguyên nhà trần và nhân dân đều giành thắng lợi ? rút ra bài học lịch sử c3:ý nghĩa lịch sử 3 lần kháng chiến chống quân mông nguyên c4: trình bày những thành tựu văn hoá của trung quốc dưới thời phong kiến ai nhanh 5 sao nhé mk cần gấp lắm

Lời giải 1 :

tra loi
câu 1

- Chữ viết có từ rất sớm (chữ Phạn)

- Văn học có nhiều thể loại: giáo lý, chính luận, luật pháp, sử thi,… Tiêu biểu là hai bộ sử thi: Ma-ha-bra-ha-ta và Ra-ma-ya-na và kinh Vê đa

- Nghệ thuật kiến trúc: Kiến trục Hin-đu với các ngon tháp nhiều tầng, kiến trúc phật giáo với các ngôi chùa xây bằng đá

Câu 2

 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược mông nguyên nhà trần và nhân dân đều giành thắng lợi vì:

-Tinh thần yêu nước, đại đoàn kết của dân ta

"Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức."

-Chuẩn bị chu đáo, toàn diện về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến của nhà Trần.

- Có sự lãnh đạo tài tình của nhà quân sự thiên tài: Trần Hưng Đạo, vua nhà Trần với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.

Câu 3

*Trong nước:

Đập tan âm mưu xâm lược  Đại Việt của quân Mông - Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc.

- Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.

- Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam.

- Để lại nhiều bài học lịch sử vô cùng quý giá.Dùng mưu trí mà đánh giặc, lấy đoàn kết toàn dân làm sức mạnh

*Thế giới: ngăn chặn quân Nguyên xâm lược các nước khác.
câu 4

Về văn hóa:

+ Tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo, Phật giáo

+ Văn học, sử học:

- Văn học phát triển nhất là thơ Đường (với các nhà thơ nổi tiếng: Lí Bạch, Đổ Phủ, Bạch Cư Dị. ..) và tiểu thuyết Minh-Thanh (Tây Du Ký – Ngô Thừa Ân, Thủy Hử - Thi Nại Am, Hồng Lâu Mộng – Tào Tuyết Cần, Tam Quốc Diễn nghĩa – La Quán Trung

- Sử học: nổi tiếng là Sử ký của Tư Mã Thiên

+ Nghệ thuật: hội họa, điêu khắc, kiến trúc: với nhiều công trình đồ sộ, trình độ tuyệt mĩ

Thảo luận

-- hay😍😍😍😍😍
-- lo you hay câu này em trả lời cô cho em 10 điểm hay hay
-- ❤❤❤🖤cam on ban

Lời giải 2 :

câu 1

thành tựu :

Chữ viết

Chữ Phan xuất hiện sớm – khoảng 1500 năm TCN, là nguồn gốc của chữ viết Hin – đu.

Tôn giáo

Là quê hương của đạo Bà La Môn, đạo Hin – đu, đạo Phật.

Văn học

Phát triển phong phú với nhiều thể loại: giáo lí, chính luận, luật pháp, sử thi, kịch thơ.

Nghệ thuật kiến trúc

Ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo (Hin-đu, Phật giáo) với những công trình kiến trúc đền, chùa độc đáo.

câu 2 

vì:

Thứ nhất: Được sự nhất trí của vua tôi của nhà Trần, được các tầng lớp nhân dân tích cực ủng hộ và tham gia kháng chiến.

Thứ hai: Sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần, ý chí quyết tâm đánh giặc của toàn quân và dân ta. Điều này đã được thể hiện rất rõ tại hội nghị Diên Hồng. Cha mẹ già quyết tâm “quyết chiến”, binh đao đều khắc hai chữ “ Sát Thát ” trên tay.

Thứ ba: Đường lối chiến thuật đúng đắn và sáng tạo.

bài học :

 Mặc dù quân địch tấn công nước ta bằng nhiều cách khác nhau, nhưng lúc đầu chúng vẫn gây áp lực cho ta. của nhà Trần, cụ thể là Hưng Đạo Vương. Các chính sách và chiến lược đánh địch rất hợp lý. Bằng chứng đáng kể nhất là trận sông Bạch Đằng dẹp giặc.

câu 3:

    - Đánh bại quân xâm lược hung tàn, bảo vệ nền độc lập.

    - Khẳng định lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước của dân tộc ta.

    - Nâng cao lòng tự hào dân tộc.

    - Góp phần làm cho phong phú truyền thống quân sự của nhân dân ta.

    - Để lại bài học vô giá "Khoan thủ sức dân, để làm kế sâu rễ bền gốc.

    - Ngăn chặn ý đồ của nhà Nguyên trong việc xâm lược các nước khác.

câu 4

 Tư tưởng:

     + Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến.

     + Phật giáo cũng thịnh hành, nhất là thời Đường

- Sử học

     + Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên

     + Thời Đường, Sử quán được thành lập

- Văn học

     + Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường với nhiều nhà thơ nổi tiếng: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,...

     + Tiểu thuyết phát triển mạnh thời Minh – Thanh: Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân, Thủy Hử của Thi Nại Am, Tam QUốc chí của La Quán Trung, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần,...

- Các lĩnh vực Toán, Thiên văn học , Y dược cũng đạt nhiểu thành tựu: Cửu chương toán thuật, Bản thảo cương mục,...

- Về kĩ thuật: 4 phát minh lớn là giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.

- Kiến trúc: Vạn lí trường thành, cung điện, tượng Phật,....

xin Hay nhất ạ

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247