Cuộc khởi nghĩa Yên Thế khởi nguồn tại vùng Yên Thế Thượng. Trước khi thực dân Pháp đặt chân đến vùng này, nơi đây đã là một vùng đất có một cư dân phức tạp, chủ yếu là nông dân lưu tán các loại. Họ chọn nơi đây làm nơi cư trú và đã công khai chống lại triều đình. Khi thực dân Pháp đến bình định vùng này, các toán vũ trang ở đây có thể cũng chống lại quân Pháp như đã từng chống lại triều đình nhà Nguyễn trước đó để bảo vệ miền đất tự do của họ.Và vì Yên Thế là bình địa của Pháp khi chúng mở rộng chiếm đóng Bắc Kì nên họ đã nổi dậy đấu tranh để bảo vệ cuộc sống của mình.
Yên Thế Thượng vào giữa thế kỷ 19 còn là một vùng đất hoang vu chưa được khai phá. Đây là nơi tá túc của nhiều toán giặc Khách, nhiều toán thổ phỉ thường xuyên cướp phá các vùng lân cận. Đây cũng là nơi cho nông dân lưu tán hoặc đang bị truy đuổi đến ẩn náu và sinh sống từ những năm 60 và 70 của thế kỷ 19. Ở đây, họ cùng nhau khai phá đất hoang để trồng cấy, kiếm lâm sản, sống lẫn lộn với bọn giặc Khách, bọn thổ phỉ. Để chống lại ách áp bức, sự truy bắt của chính quyền cũng như chống lại sự cướp bóc, tàn phá của giặc cướp, những người nông dân lưu tán đến cư ngụ ở đây đã phải lập những đội vũ trang tự vệ, những làng chiến đấu. Đây được đánh giá là vùng đất thiếu an ninh nhất của Bắc kỳ lúc bấy giờ.
Nhiều học giả nhận định ba nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa:
Câu 1:
- Yên Thế là vùng đồi núi (phía tây băc - Bắc Giang) có địa hình hiểm trở, khó bị tấn công, có diện tích khoảng 40 - 50 km².
Câu 2:
- Cư dân Yên Thế chủ yếu là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.
Câu 3:
- Dưới thời Nguyễn, kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận đã phiêu tán lên Yên Thế, lập làng, tổ chức sản xuất.
- Khi Pháp mở rộng chiếm đánh Bắc Kì, Yên Thế trở thành một trong những mục tiêu bình định của chúng.
⇒ Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.
Câu 4:
💎 Diễn biến chia làm ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (1884 - 1892):
+ Sau khi Đề Nắm mất (tháng 4 - 1892), Đề Thám trở thành vị chỉ huy tối cao của phong trào.
- Giai đoạn 2 (1893 - 1908):
+ Đề Thám xin giảng hòa với quân Pháp. Sau khi bắt được người Pháp Sét-nay, Đề Thám đồng ý thả tên này với điều kiện Pháp rút khỏi Yên Thế.
+ Lực lượng bị tổn thất, suy yếu, Đề Thám chủ động xin giảng hòa lân thứ hai (tháng 12 - 1897). Thực dân Pháp chấp nhận với những điều kiện ngặt nghèo, buộc nghĩa quân phải thực hiện.
+ Từ năm 1897 - 1908, tranh thủ hòa hoãn, Đề Thám khai khẩn đồn điền Phồn Xương, sẵn sàng chiến đấu
- Giai đoạn 3 (1909 - 1913):
+ Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội, phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, thực dân Pháp tập trung lực lượng, tấn công Yên Thế.
+ Trải qua nhiều trận càn quét liên tiếp của định, lực lượng hao mòn dần
+ Đến ngày 10 - 2 - 1913, Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã.
Câu 5:
- Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế bao gồm:
+ Thiếu sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến với đường lối lãnh đạo đúng đắn.
+ Tư tưởng lãnh đạo của Đề Thám (chủ hòa) không hợp với nhiều nghĩa quân (chủ chiến).
+ Nhiều nghĩa quân đã bị trói buộc vào tình trạng tá điền không công cũng gây nên sự rạn nứt trong nội bộ của nghĩa quân.
+ Nghĩa quân Yên Thế chưa lấy đuợc lòng dân do đôi khi nghĩa quân vẫn cướp bóc, sách nhiễu dân chúng.
+ Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa chỉ là để giữ một vùng đất nhỏ độc lập với chính quyền của Pháp, chỉ phù hợp vói nông dân lưu tán cư trú ở Yên Thế, mà không cuốn hút được các thành phần xã hội khác ở Việt Nam lúc đó.
+ Thiếu cộng tác vói các phong trào chống Pháp khác tại Việt Nam lúc đó.
+ Trong đó, nguyên nhân đầu tiên là cơ bản nhất phản ảnh tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo ở Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247