I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
- Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa nên từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
- Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên.
- Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng suy yếu.
Câu 2: Pháp chọn Đà Nẵng mở đầu cuộc tấn công nhằm thực hiện kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh"
Câu 3: Lãnh đạo phong trào Cần Vương là Tôn Thất Thuyết
Câu 4: Nguyễn Tri Phương
Câu 5: Hiệp ước Nhâm Tuất
Câu 6: Hoàng Diệu
Câu 7: Trương Định
Câu 8: Chống Pháp giành lại độc lập dân tộc
Câu 9: Viện cớ giúp triều đình nhà Nguyễn giải quyết vụ lái buôn Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Sau khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862), triều đình Huế tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Trung Kì và Bắc Kì, đồng thời ra sức ngăn trở phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở Nam Kì.
Để lấy lại các tỉnh đã mất, triều đình cử một phái bộ sang Pháp thương lượng nhưng thất bại. Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế, từ ngày 20 đến ngày 24 - 6 - 1867, quân Pháp đã chiếm các tỉnh miền Tây (Vĩnh Long An Giang, Hà Tiên) không tốn một viên đạn.
Nhân dân sáu tỉnh Nam Kì nêu cao tinh thần quyết tâm chống Pháp. Khởi nghĩa nổ ra ở khắp nơi.
Câu 2: Vì:
-Thời gian kéo dài nhất: 10 năm (1885 - 1896).
-Địa bàn hoạt động rộng lớn khắp 4 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
-Nghĩa quân được tổ chức chặt chẽ, chia thành 15 thứ quân.
-Nghĩa quân chế tạo được súng trường (súng 1874)
-Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt...
Câu 3:
*Diễn biến:
- Khi thấy lực lượng của địch ở Hà Nội tương đối yếu, quân ta đã khép chặt vòng vây.
- Ngày 21-12-1873, quân Pháp phải phá vòng vây đánh ra Cầu Giấy.
- Chớp thời cơ quân đội của Hoàng Tá Viêm và quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích.
- Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính của Pháp bị giết tại trận.
*Ý nghĩa: Nâng cao sĩ khí của nhân dân ta và binh sĩ ngược lại làm cho thực dân pháp hoang mang chủ động thương lượng với triều đình.
Chúc bạn học tốt !
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247