1. Dựa vào át lát địa lí Việt Nam trang 29 ta thấy những điều kiện thuận lợi về tự nhiên để phát triển KT-XH ở ĐNB như:
-Vị trí địa lí: liền kề với ĐBSCL, giáp với Tây Nguyên, DHNTB đồng thời giáp với Campuchia có vị trí trung tâm không xa các nước ĐNÁ⇒có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển kt-xh của vùng, tạo khả năng giao lưu kinh tế với các vùng xung quanh và quốc tế. ĐNB có vùng biển giàu tiềm năng⇒thuận lợi phát triển tổng hợp KT biển
-Địa hình: là vùng địa hình lượn sóng, chuyển tiếp từ TN xuống ĐBSCL, độ cao từ 200-300m, bề mặt rộng, khá bằng phẳng, thuận lợi cơ giới hóa trong CN, phát triển nông nghiệp tập trung quy mô lớn, thuận lợi xây dựng các công trình dân sinh, nhà ở, xí nghiệp, giao thông
-Đất đai: ĐNB có nhiều loại đất: đất bazan khá màu mỡ chiếm 40% diện tích vùng, đất xám bạc màu, phù sa cổ thoát nước tốt...Các loại đất này thuận lợi để trồng cây CN lâu năm, cây ăn quả, cây CN ngắn ngày...
-Khí hậu: Mang tính cận xích đạo nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình 26-27 *C, lượng nhiệt lớn từ 9000-10000*C. Đây là điều kiện để ĐNB phát triển các ngành KT quanh năm thuận lợi để phát triển nông nghiệp nhiệt đới điển hình, thuận lợi để thâm canh, tăng vụ. Khí hậu phân mùa khô rõ rệt, mùa khô kéo dài 4-5 tháng thuận lợi cho phơi sấy bảo quản sản phẩm.
-Tài nguyên nước: sông ngòi ĐNB vừa có ý nghĩa thủy lợi vừa có ý nghĩa thủy điện. Trong vùng có một số sông như S.Đồng Nai, S.Vân,..Nguồn nước ngầm khá phong phú
-Khoáng sản: có nhiều tài nguyên đặc biệt giá trị là dầu khí ở thềm lục địa phía nam. Ngoài ra còn có sét cao lanh...đây là cơ sở để phát triển CN và thu hút đầu tư nước ngoài
-Sinh vật:Phong phú cả trên cạn và dưới nước
2. ĐNB có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước do:
-ĐNB là một trong những vùng kinh tế phát triển mạnh nhất nước ta
-ĐNB là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế:...
-Sự phát triển kinh tế năng động, thu nhập bình quân đầu người cao, những vấn đề thu hút lao động từ các vùng khác tới
-Việc phát triển mạnh các ngành kinh tế: CN, dịch vụ cùng với việc hình thành nhiều khu CN, khu chế xuất, các vùng chuyên canh...có ý nghĩa thu hút lao động cả nước
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247