Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ: “Học đi đôi...

Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành” bằng đoạn văn khoảng một trang giấy thi (Bài văn nghị luận sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm). Mn gi

Câu hỏi :

Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành” bằng đoạn văn khoảng một trang giấy thi (Bài văn nghị luận sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm). Mn giúp em với ạ Em đg cần gấp lắm ạ

Lời giải 1 :

  Trong xã hội hiện nay, sự nghiệp xây dựng đất nước, công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm cho xã hội ngày một phát triển. Cùng với đó là sự hiểu biết về khả năng và chuyên môn của mỗi người là không thể thiếu. Tuy nhiên, đã có nhiều bạn trẻ hiện nay đã quá trú trọng vào việc học lý thuyết mà quên mất là thực hành là điều hết sức quan trọng. Và chính vì điều đó mà mối quan hệ giữa học và hành đã được nhấn ạnh qua câu tục ngữ:'học đi đôi với hành'.

  Vậy chúng ta hiểu được câu đó là gì? Học là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào?

  Học là hoạt động tiếp thu tri thức từ những cuốn sách, bạn bè, thầy cô và xã hội. Tri thức là thứ mà đã được nhân loại đúc kết qua mấy ngàn năm trong lịch sử, để chúng ta có thể nắm bắt và hiểu biết qua nó. Tuy nhiên khi học phải tóm lược kiến thức cơ bản dễ nhớ, dễ vận dụng...

  Hành là quá trình mà chúng ta vận dụng những kiến thức đã học và những công việc hàng ngày, như những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng đem kiến thức đã học để thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, trường học, công viên…để phục vụ đời sống con người. Còn về phần học sinh chúng ta thì phải vận dụng những gì đã học được để làm bài tập làm văn hay giải một bài toán khó, đó chính là hành.

  Chỉ đc đến đó thui, tại tui phải hc

Thảo luận

Lời giải 2 :

“Trăm hay không bằng tay quen”. Người lao động xưa đã dạy lí thuyết hay không bằng thực hành giỏi. Vấn đề này luôn đúng trong mọi thời đại và được đúc kết trong câu nói: “Học đi đôi với hành”. “Học” là quá trình tiếp thu kiến thức được tích lũy trong sách vở, là trau dồi tri thức, mở mang trí tuệ, không để tụt lùi, lạc hậu.

“Hành” là ứng dụng lí thuyết đã học vào thực tiễn đời sống. Trong thời đại của khoa học phát triển như vũ bão, việc “học đi đôi với hành” càng được đạt ra một cách nghiêm túc. Học ở đây không chỉ là học trong sách vở, bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà còn phải học trong đời sống. Ở lứa tuổi nào cũng phải không ngừng học tập, học mọi lúc mọi nơi. “Học không hành” là lối học hình thức với mục đích là hòng cầu danh lợi. Đó là lối học định hướng đến những mục đích tầm thường.

Bác Hồ từng khuyên thiếu niên: “Học tập tốt, lao động tốt” cũng là muốn gắn học với hành. Nếu học những điều nhảm nhí, vô bổ thì chẳng đem đến một ý nghĩa gì cho cuộc sống này. Những người biết kết hợp giữa học với hành sẽ đóng góp tài năng và đạo đức của mình để xây dựng, giữ gìn và phát triển đất nước. Qua đó ta thấy học với hành sẽ tạo nên những tri thức chân chính, tạo nên sự hòa hợp giữa nhân cách và chuyên môn.

Thật đáng trách những học sinh được đi học chỉ lo quậy phá, đua đòi trong khi còn rất nhiều viên ngọc sáng ngoài kia không được mài giũa mà mỗi ngày mỗi tối đi. “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Là học sinh chúng ta phải có ý thức đúng đắn trong việc học và hành, phải có thái độ nghiêm túc, phải biết vận dụng sáng tạo vào thực hành. Có như vậy hiệu quả học tập mới được nâng cao.

CHÚC BẠN HC TỐT

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247