Câu 1: Bà Rịa – Vũng Tàu Bình Dương Bình Phước Đồng Nai Tây Ninh Thành phố hồ chí minh Câu 2: Hồ thủy lợi lớn nhất Đông Nam Bộ là hồ Dầu Tiếng trên thượng lưu sông Sài Gòn (tỉnh Tây Ninh) Câu 3: Tốc độ công nghiệp hoá nhanh nhất: Sức hút của dân thành thị có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của nền kinh tế. Trên thế giới, các trung tâm kinh tế lớn đồng thời cũng là các thành phố, siêu đô thị Câu 4: Do có Nguồn lợi hải sản phong phú, ngư trường rộng lớn (Bà Rịa - Vũng Tàu), có các bãi tôm bãi cá, các vùng nước mặn nước lợ, rừng ngập mặn ven biển...thuân lợi cho phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản Câu 5: Dân cư: + Số dân: Đông dân (16,6 triệu người năm 2016). + Mật độ dân số khá cao (434 người/km2). + Tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước. + Lao động dồi dào với tay nghề cao, thị trường tiêu thụ lớn. Là vùng có sức hút mạnh với lao động cả nước Câu 6: Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản do: + Tiếp giáp vùng biển rộng có nguồn lợi hải sản phong phú, có ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang. + Bờ biển dài (hơn 700 km) có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Nội địa có nhiều mặt nước của sông rạch, ao, hồ thích hợp để nuôi thủy sản nước ngọt. + Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động thuận lợi để nuôi trồng, đánh bắt quanh năm. + Lũ hàng năm ở sông Mê Công đem lại nguồn lợi thủy sản nước ngọt to lớn. + Nguồn thủy sản tự nhiên phong phú, đa dạng: tôm, cá, cua biển, nghêu, sò huyết... + Nguồn thức ăn khá dồi dào từ trồng trọt, chăn nuôi. + Nguồn lao động đông và năng động, dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản Câu 7: Đàn vịt phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nguyên nhân chủ yếu do. diện tích mặt nước nuôi thả và nguồn thức ăn từ trồng trọt, thủy sản lớn. thị trường tiêu thụ rộng lớn, công nghiệp chế biến phát triển. người dân có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi vịt đàn. Câu 8: Mạng lưới giao thông đường bộ ở nhiều vùng nông thôn còn kém phát triển, hoạt động vận tải còn hạn chế, nhất là vào mùa mưa, nên giao thông vận tải thủy có vai trò hàng đầu trong gắn kết các địa phương ở đồng bằng với nhau. ... Giúp vận tải hàng hóa và phục vụ nhu cầu đi lại của con người. Câu 9: Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long: - Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta. Việc sản xuất lương thực của vùng giải quyết nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng cũng như cả nước, đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247