Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình...

Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu). Từ đó, hã

Câu hỏi :

Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu). Từ đó, hãy liên hệ với sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu (Hai đứa trẻ - Thạch Lam)2 để nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả

Lời giải 1 :

I, Dàn ý tham khảo

A. Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Nguyễn Minh Châu

+ Là nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam

+ Phong cách sáng tác

+ Tác phẩm tiêu biểu

- Giới thiệu tác phẩm: Chiếc thuyền ngoài xa

+ Xuất xứ

+ Nội dung, nghệ thuật

- Giới thiệu khái quát về sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài

B. Thân bài

1. Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa

- Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa, được cảm nhận thông qua nhân vật Phùng, chiếc thuyền hiện ra thật đẹp.

+ “Mũi thuyền in một nét mơ hồ vào bầu trời sương mù trắng như sữa pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào.

+ Vớng mặt vào bờ”. Hình ảnh hoàn hảo đến nỗi mà nhân vật Phùng phải thốt lên, ngỡ ngàng trước sự đơn giản và toàn bích, mà anh phải công nhận đó như là “một bức tranh bằng mực Tàu của một danh họa thời cổ”.

2. Cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài

- Cảnh bạo lực gia đình lên cao trào khi nhân vật chính là Phùng chứng kiến người đàn ông rút thắt lưng da của lính Ngụy ngày xưa quật tới tấp vào người phụ nữ, hắn vừa đánh vừa nghiến răng và chửi rủa người đàn bà hàng chài: “mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”. 

=> Sự đối lập giữa hai hình ảnh này

3. Liên hệ với sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu (Hai đứa trẻ - Thạch Lam)

C. Kết bài

- Khẳng định giá trị của tác phẩm

- Tình cảm của em dành cho tác phẩm

II, Bài văn tham khảo

Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Trong số những tác phẩm mà ông để lại cho bạn đọc thì có lẽ thi phẩm ấn tượng nhất có lẽ là "Chiếc thuyền ngoài xa". Truyện đã khắc họa thành công sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài.

Được sáng tác sau năm 1975 và được in trong tập truyện “Bến quê” có thể nói rằng “Chiếc thuyền ngoài xa” là một truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu khi mang đậm yếu tố tự sự, triết lí của nhà văn giữa nghệ thuật và cuộc đời con người. Chuyện kể về nhân vật Phùng - một nhiếp ảnh gia tài hoa về chụp ảnh với ước mơ chụp được 1 tấm ảnh thật ưng ý về tháng 7 của biển để in vào cho bộ lịch năm sau. Với ngôn ngữ giản dị xoay quanh người nghệ sĩ nhiếp ảnh với những chiêm nghiệm sâu sắc về chuyến đi thực tế tại một vùng biển của phố huyện nghèo.

Nguyễn Minh Châu đã rất tài tình khi xây dựng câu chuyện xoay quanh sự đối lập giữa cảnh chiếc thuyền ngoài xa với cảnh bạo lực gia đình hàng chài.ài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hư. Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa, được cảm nhận thông qua nhân vật Phùng, chiếc thuyền hiện ra thật đẹp. “Mũi thuyền in một nét mơ hồ vào bầu trời sương mù trắng như sữa pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vớng mặt vào bờ”. Hình ảnh hoàn hảo đến nỗi mà nhân vật Phùng phải thốt lên, ngỡ ngàng trước sự đơn giản và toàn bích, mà anh phải công nhận đó như là “một bức tranh bằng mực Tàu của một danh họa thời cổ”. Đứng trước vẻ đẹp, Phùng dường như bối rối nhưng với trái tim và khối óc của một người nghệ sĩ anh nhanh tay “bấm liên thanh một hồi" thu vào chiếc máy ảnh Pratica của mình cái đẹp “tuyệt đỉnh của ngoại cảnh” mà khó nghệ sĩ nào có thể dễ dàng nắm bắt được.

Chụp hết 1/4 cuốn phim, anh sung sướng đến nỗi thấy có cái như thắt lại trong tim. Anh cảm nhận tâm hồn mình trở nên khác lạ, cảm giác như được khám phá, gột rửa trước vẻ đẹp của bức tranh toàn bích, hoàn mỹ. Đứng trước cái đẹp người nghệ sĩ như chết lặng, chỉ biết thán phục và trầm trồ trước vẻ đẹp. Nắm được vẻ đẹp có một không hai như vậy, Phùng khẳng định, chắc chắn bức tranh ấy sẽ được xuất hiện rất nhiều nơi đặc biệt là những gia đình sành nghệ thuật.

Hình ảnh “chiếc thuyền ngoài xa” đã hóa thân thành một tác phẩm để mọi người nhìn ngắm, từ đường nét bố cục đến màu sắc tất cả đều đạt đến độ hoàn hảo. Một vẻ đẹp hiếm có khó tìm, nhưng Phùng đã bắt trọn được nó, cái cảm giác từng trải khiến anh cảm thấy mãn nguyện trong chuyến đi thực tế lần này. Có thể nói rằng hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa chính là hình ảnh ẩn dụ cho đỉnh cao của nghệ thuật, cho cái đẹp mà bất kể người nghệ sĩ nào cũng muốn hướng tới. Chiếc thuyền ngoài xa còn là biểu tượng cho cảm xúc người nghệ sĩ, sự hoàn thiện của tâm hồn con người khi đứng trước vẻ đẹp.

Nếu cảnh đẹp bao nhiêu khi chiếc thuyền lúc ẩn lúc hiện vào trong sương sớm thì cảnh chiếc thuyền cập bến lại là cảnh nghiệt ngã bấy nhiêu khi từ trong chiếc thuyền ấy hình ảnh một người đàn bà hàng chài bước ra với “khuân mặt rỗ chằng chịt, mệt mỏi sau một đêm trắng thức kéo lưới, nửa thân dưới thì ướt sũng”. Người đàn ông thì theo sau, mắt thì như dán vào tấm lưng áo bạc phếch của người đàn bà. Cảnh bạo lực gia đình lên cao trào khi nhân vật chính là Phùng chứng kiến người đàn ông rút thắt lưng da của lính Ngụy ngày xưa quật tới tấp vào người phụ nữ, hắn vừa đánh vừa nghiến răng và chửi rủa người đàn bà hàng chài: “mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”. Thằng bé Phác thấy mẹ bị đánh thế, nó chạy tới xô ngã người đàn ông nhưng cũng bị người đàn ông tát cho hai cái, người đàn bà chỉ biết khóc rồi lại quay lại thuyền.

Câu chuyện bạo lực ấy vẫn tiếp tục diễn ra, cứ “ba ngày một trận nhẹ năm ngày một trận nặng”, người đàn bà hàng chài cũng vì mười đứa con mà nhịn nhục trước đòn roi độc ác, vũ phu của người chồng. Âu cũng vì miếng cơm manh áo, chiếc thuyền là nơi sống, là kế sinh nhai duy nhất của một gia đình, chiếc thuyền ấy cần một người đàn ông chống lại phong ta bão táp, những người con cần một người cha cũng vì thế mà người phụ nữ tội nghiệp ấy cũng phải cúi đầu mà nói với Phùng và Đẩu trong buổi gặp mặt của tòa án, nghe mà xót lòng: “thưa quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được đừng bắt con bỏ nó”.

Khung cảnh bạo lực gia đình ẩn dụ cho cuộc đời số phận, những éo le, nghịch lí trong xã hội. Những số phận con người khổ cực, không biết bao giờ thoát khỏi kiếp nghèo, đông con. Khó khăn cứ mãi quẩn quanh với họ. Bạo lực gia đình và những trận đòi roi biết bao giờ mới chấm dứt.

Sự đối lập giữa hình ảnh chiếc thuyền và cảnh bạo lực gia đình. Với các tình tiết này mở ra hai sự đối lập hoàn toàn trái ngược nhau. Chiếc thuyền khi ngoài xa mang ý nghĩa cho một vẻ đẹp hoàn mĩ của một bức ảnh, khi lại gần đó là một cảnh hiện thực đau thương và nghiệt ngã của số phận con người.

Nhắc đến sự đối lập này, hẳn người đọc đã nhớ một sự tương phản tương tự, đó là sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu trong văn bản Hai đứa trẻ của tác giả Thạch Lam. Dưới ngòi bút của nhà văn, cảnh phố huyện lúc đêm khuya tối ngập đầy bóng tối. Hơn nữa, cảnh phố huyện còn gắn liền với những khiếp người sống mòn mỏi: chị Tí, bà cụ Thi điên,... Tất cả đã mở ra một hiện thực cuộc sống bế tắc, quẩn quanh, tăm tối. Bên cạnh đó, dưới những trang văn của Thạch Lam, người đọc đã phần nào thấy được, hình dung được cảnh đợi tàu của hai chị em Liên

Cảnh chờ đợi đoàn tàu chính là hoạt động cuối cùng của đêm. Chính vì thế, khi đoàn tàu xuất hiện rộn rã, vui tươi, với ánh sáng rực rỡ. Tuy nhiên, đoàn tàu chỉ xuất hiện trong phút chốc, sau đó cả phố huyện chìm vào tăm tối. Từ đây, nhà văn đã cho chúng ta thấy được một mơ ước, khát vọng đổi đời của chị em Liên. Đây cũng chính là sự đối lập giữa bóng tối và ánh sáng, giữa hiện thực cuộc sống tối tăm với mơ ước đổi đời.

Qua hai văn bản trên, chúng ta đã thấy được cách nhìn hiện thực của hai tác giả đều có những điểm giống nhau và khác nhau. Trước hết là điểm tương đồng. Cả hai nhà văn đều có những cái nhìn đa chiều về hiện thực cuộc sống. Hơn thế nữa, hai tác giả còn có một tấm lòng nhân đạo. Bên cạnh điểm giống nhau, Thạch Lam và Nguyễn Minh Châu cũng có điểm khác biệt rõ rệt trong phong cách. Nếu như Thạch Lam là nhà văn lãng mạn, cái hiện thực mơ màng, chưa sắc nét thì Nguyễn Minh Châu nhà văn hiện thực, rõ ràng, sắc nét, chân thực hơn. Chưa dừng lại ở đó, Thạch Lam hiện thực chìm đắm trong sự buồn tẻ, cô đơn còn Nguyễn Minh Châu hiện thực đêm trước thời kì đổi mới, chiến tranh đi qua, còn nhiều suy tư, trăn trở.

Vậy tại sao lại có giải sự khác nhau đó. Nguyên nhân thứ nhất là do quy luật của sự sáng tạo. Nhà văn không lặp lại người khác và không lặp lại chính mình. Bên cạnh đó còn là do hai nhà văn Nguyễn Minh Châu và Thạch Lam là những tác giả tiêu biểu của dòng văn học khác nhau, họ có tư tưởng và quan điểm nghệ thuật khác nhau, mỗi người đều hình thành một phong cách sáng tác riêng và họ đều chịu sự chi phối bởi thời đại.

Thật vậy, hình tượng chiếc thuyền ngoài xa là một dụng ý nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu khi gửi gắm qua sự đối lập này. Cuộc đời sinh ra cái đẹp, sinh ra nghệ thuật nhưng không phải lúc nào cũng là nghệ thuật, nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống. Người nghệ sĩ không chỉ là người tiếp nhận được vẻ đẹp, chiêm ngưỡng nắm bắt được nghệ thuật mà còn là người phải đi sâu vào thực tế, hiểu và đồng cảm với số phận con người.

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247