Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM "CẢNH KHUYA" CỦA...

PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM "CẢNH KHUYA" CỦA TÁC GIẢ HỒ CHÍ MINH 60 ĐIỂM NÊN LÀM CẨN THẬN, HAY THIỆT HAY, DÀI THIỆT DÀI!!!! MAI MÌNH NỘP RỒI NÊN LÀM GẤP GIÚ

Câu hỏi :

PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM "CẢNH KHUYA" CỦA TÁC GIẢ HỒ CHÍ MINH 60 ĐIỂM NÊN LÀM CẨN THẬN, HAY THIỆT HAY, DÀI THIỆT DÀI!!!! MAI MÌNH NỘP RỒI NÊN LÀM GẤP GIÚP MÌNH NHÉ!!! CẢM ƠN CÁC CẬU!!! LƯU Ý K CHÉP VĂN MẪU TRÊN MẠNG, NẾU BIẾT SẼ REPORT RÁNG CHỊU NHA!!! 60 ĐIỂM NÊN LÀM DÀI GIÚP MÌNH NHÁ!!

Lời giải 1 :

                                                                    Bài làm:

tác giả Hồ Chí Minh là một nhà thơ, nhà văn, nhà chính trị lỗi lạc của dân tộc Việt Nam. Người sáng tác rất nhiều bài thơ, bài văn hay cho nền văn học Việt Nam. Bài thơ "Cảnh Khuya" được tác giả sáng tác vào những năm 1947 khi mà dân tộc ta vừa giành thắng lợi trong chiến dịch Việt Bắc ghi vào lịch sử dân tộc những chiến thắng lịch sử vẻ vang đầu tiên. Bài thơ "Cảnh Khuya" chính là cảm hứng về vẻ đẹp của thiên nhiên dân tộc Việt Nam và cũng thể hiện tình cảm yêu nước thương dân sâu sắc của tác giả Hồ Chí Minh.

 

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

 

Trong câu thơ đầu tiên tác giả Hồ Chí Minh đã vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên ở nơi núi rừng, hoang sơ, nơi rừng thiêng nước độc với nhiều hiểm trở, địa hình phức tạp khiến cho kẻ thù khó lòng tìm ra tung tích của quân ta. Một nơi như vậy nhưng lại có những cảnh đẹp vô cùng tuyệt vời như chốn thần tiên. Tiếng suối chảy trong đêm khuya hoang vắng nghe thật tha thiết, róc rách như tiếng hát của ai đó giữa đêm vắng, làm cho tác giả Hồ Chí Minh cảm thấy xao xuyến lâng lâng một cảm xúc xốn xang vô cùng khó tả.

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

 

Trong câu thơ thứ hai của bài thơ "Cảnh Khuya" thể hiện một bức tranh vô cùng giao hòa, tương đồng thể hiện sự kết hợp tinh tế. Điệp từ "lồng" thể hiện sự kết hợp hài hòa tinh tế giữa những bóng cây to lồng vào những bóng cây nhỏ tạo sự nương tựa đoàn kết trong bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp. Tác giả Hồ Chí Minh đã sử dụng nghệ thuật lấy động tả tình từ xa tới gần tạo nê một bức tranh tươi đẹp. Hình ảnh ánh trăng là hình ảnh vô cùng quen thuộc trong thơ của tác giả Hồ Chí Minh.

 

Ánh trăng đã xuất hiện trong nhiều bài thơ của tác giả Hồ Chí Minh, là người bạn tri kỷ thân thiết chia sẻ nhiều tâm trạng của tác giả. Trong tập thơ Nhật Ký trong tù nhiều lần tác giả Hồ Chí Minh đã mượn ánh trăng để nói lên nỗi niềm tâm sự của mình. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp tác giả cũng thường xuyên nhắc tới ánh trăng trong mỗi bài thơ của mình như để bày tỏ những tâm sự thầm kín riêng tư của mình trước cảnh đẹp của thiên nhiên Việt Bắc. Đồng thời nói lên tình cảm yêu quê hương đất nước của tác giả.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Trong tâm trạng của tác giả Hồ Chí Minh chưa từng sống một giây một phút nào cho riêng mình. Trong đêm nay cũng vậy khi cảnh đẹp thiên nhiên càng thanh tĩnh, hoang vắng càng gợi lên trong lòng tác giả những điều phiền muộn bởi tác giả cảm thấy lo lắng cho những người dân lao động Việt Nam cho vận mệnh của quê hương đất nước, nên người luôn cảm thấy lo lắng bởi trước mắt của chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn rất nhiều những việc cần phải làm để đưa nước nhà thoát khỏi cảnh lầm than nô lệ. Dân tộc của chúng ta đang bị giặc ngoại xâm từ nơi xa xôi kéo đến xma chiếm, biết bao nhiêu người anh hùng yêu nước đã đứng lên để đòi quyền sống cho quê hương mình nhưng họ đều bị bắt, bị xử tử hình rồi tù đày xiềng xích cuộc sống của những người dân chúng ta sẽ đi về đâu? Những tâm trạng đó làm cho tác giả Hồ Chí Minh không thể nào ngủ được.

 

Tình yêu quê hương, lo lắng cho vận mệnh của dân tộc khiến cho tác giả Hồ Chí Minh không thể nào chợp mắt được lúc nào trong trái tim và suy nghĩ của người cũng đều lo lắng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Một chặng đường đi gian nan nguy hiểm nhiều khó khăn thử thách nhưng người luôn kiên trì cho tới cùng.

 

Bài thơ "Cảnh Khuya" của tác giả Hồ Chí Minh được viết với thể thất ngôn vô cùng cổ điển là một bài thơ hay thể hiện được cảnh thiên nhiên tươi đẹp của núi rừng Việt Bắc và cũng thể được tình cảm yêu nước thương dân của tác giả Hồ Chí Minh. Thông qua bài thơ người đọc thêm khâm phục tấm lòng cao cả của tác giả một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người đã có công lao to lớn đưa quê hương Việt Nam thoát khỏi kiếp nô lệ, lầm than.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam. Người được biết đến không chỉ với tư cách là một nhà hoạt động cách mạng, mà còn với vị trí của một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Một trong số những tác phẩm nổi tiếng là bài thơ “Cảnh khuya”. Khi đọc hai câu thơ đầu, em cảm thấy vô cùng ấn tượng trước khung cảnh thiên nhiên của vùng núi Tây Bắc trong đêm khuya được khắc họa dưới con mắt thi sĩ của Hồ Chủ tịch: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” Đêm khuya nơi núi rừng hoang sơ, Người lắng nghe thấy âm thanh của tiếng suối chảy róc rách. Tiếng suối được so sánh “trong như tiếng hát” - gợi lên một âm thanh thật nhẹ nhàng, trong trẻo giống như tiếng hát vang vọng lại giữa nơi núi rừng vắng vẻ. Tiếp đến đó là khung cảnh núi rừng dưới ánh trăng. Trăng trong thơ ca vốn đã quá quen thuộc. Ta đã từng bắt gặp ánh trăng nhớ về quê hương của nhà thơ Lý Bạch: Sàng tiền minh nguyệt quang, Nghi thị địa thượng sương. Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương. (Đầu giường ánh trăng rọi Ngỡ mặt đất phủ sương Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương) Hay vầng trăng tình nghĩa trong bài thơ “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy: “Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa” Hoặc ngay cả trong thơ Hồ Chí Minh, ánh trăng cũng vô cùng quen thuộc: “Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” Dù là trong thơ ca cổ điển hay hiện đại, ánh trăng vẫn hiện lên thật đẹp với nhiều ý nghĩa. Nhưng có lẽ hình ảnh vầng trăng trong “Cảnh khuya” mới độc đáo nhất: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Câu thơ gợi ra hai cách hiểu cho người đọc. Hình ảnh ánh trăng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây, chiếu xuống cả những bông hoa rừng. Khắp không gian thiên nhiên đều ngập tràn ánh trăng. Cũng có thể hiểu rằng ở đây trăng sáng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây cổ thụ, khi phản chiếu xuống mặt đất tạo ra hình thù như những bông hoa. Dẫu là được hiểu theo cách nào thì thiên nhiên lúc này cũng thật đẹp. Ánh trăng đã trở thành người bạn tri kỷ của nhà thơ ngay cả nơi núi rừng hoang sơ. Bức tranh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc dưới cái nhìn của một thi sĩ được hiện lên với nét đẹp thơ mộng, và đầy hoang sơ. Đến hai câu thơ tiếp theo, Bác đã khéo léo gửi gắm vào đó tâm trạng của mình: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà” Khi đứng trước cảnh đẹp của thiên nhiên Việt Bắc, Bác đã phải thốt lên đây là một cảnh thật hiếm có, giống như một bức tranh của một người nghệ sĩ tài hoa. Nhưng ở bức tranh thơ mộng đó, con người hiện lại lên với những nỗi niềm trăn trở. Người “chưa ngủ” có phải vì khung cảnh thiên nhiên quá đỗi thơ mộng. Điều ấy khiến cho nhà thơ qua say mê trước vẻ đẹp đó mà quên rằng đêm đã về khuya. Hay phải chăng Người “chưa ngủ” là vì “lo nỗi nước nhà”? Bác lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, cho cuộc sống của nhân dân. Lúc này, cần phải đặt vào hoàn cảnh sáng tác bài thơ mới hiểu hết được nguyên nhân của việc “người chưa ngủ”. “Cảnh khuya” được Bác sáng tác khi còn ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên căn cứ Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lãnh đạo của quân ta. Nhưng với sự đồng lòng cùng sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chiến dịch Việt Bắc đã làm thất bại kế hoạch của quân địch. Như vậy, ở đây Bác chưa ngủ vì vẫn lo lắng cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Hai câu thơ đã khiến em thấu hiểu hơn nỗi lòng của chủ tịch Hồ Chí Minh - một con người giàu lòng yêu nước, thương dân vô bờ bến. Tóm lại, “Cảnh khuya” đối với em là một bài thơ giàu ý nghĩa. Bài thơ không chỉ khắc họa cảnh thiên nhiên dưới ánh trăng ở chiến khu Việt Bắc cũng như thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước của nhà thơ.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247