Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (6 điểm) Đọc kĩ đoạn...

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (6 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Tôi là đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai trong rừng già, trên sườn núi cao cheo

Câu hỏi :

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (6 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Tôi là đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai trong rừng già, trên sườn núi cao cheo leo. Mùa xuân đến, từ trên cánh tay và mái tóc của mẹ, từng nụ hoa dẻ nhú ra như quả cầu xanh có tua gai nhỏ. Rồi hoa lớn dần thành những trái dẻ xù xì gai góc. Anh chị em chúng tôi ra đời như thế đó. Chúng tôi lớn lên trong mùa hè nắng lửa, mưa dông. Những cơn mưa ào đến gội ướt đẫm tóc mẹ và tắm mát cho chúng tôi. Nắng làm bỏng rát cả làn da và mái tóc của mẹ. Khi thu về, trái dẻ khô đi, lớp áo gai đã chuyển sang màu vàng cháy. Hạt dẻ căng tròn làm nứt bung cả tấm áo gai xù đã quá chật chội. Tôi vẫn nằm im trong lớp áo gai xù, nép vào một cánh tay của mẹ. Tôi chẳng muốn chui khỏi tấm áo ấm áp, an toàn đó chút nào. Nhưng rồi những ngày thu êm ả cũng trôi qua. Gió lạnh buốt bắt đầu thổi ù ù qua khu rừng. Gió vặn vẹo những cánh tay dẻo dai của mẹ. Gió lay giật tấm thân vững chãi của mẹ. Nhưng mẹ vẫn bền gan đứng trên sườn núi cheo leo. Khi mùa đông đến, tôi cứ thu mình mãi trong tấm áo gai xù ấm áp của họ nhà dẻ gai và nép mãi vào tay mẹ, tóc mẹ. Tôi sợ phải xa mẹ, sợ phải tự sống một mình. Tôi sợ những gì lạ lẫm trong rừng già. Nhưng tôi nghe tiếng mẹ thì thầm: – Bé Út của mẹ, con nhỏ nhất nhà so với các anh chị nhưng con cũng đã lớn rồi đấy. Con là một bé dẻ gai rất khỏe mạnh. Hãy dũng cảm lên nào, con sẽ bay theo gió và sẽ trở thành một cây dẻ cường tráng trong cánh rừng này nhé! Tôi cố quẫy mình… Tấm áo gai dày và ấm bất chợt bung ra. Và tôi nhìn rõ cả cánh rừng già, cả sườn núi cao, cả bầu trời mây gió lồng lộng ào ạt trôi trên đầu mẹ. Hoá ra tôi là trái dẻ cuối cùng đang nép trên cánh tay vươn cao nhất của mẹ. Mẹ đưa tay theo chiều gió và thì thầm với riêng tôi: “Tạm biệt con yêu quý, hạt dẻ bé bỏng nhất của mẹ. Dù thế nào con cũng sẽ lớn lên, hãy dũng cảm và đón nhận cuộc sống mới nhé!”. Tôi bỗng thấy mình bay nhẹ theo làn gió, tung mình vào khoảng không bao la rồi rơi êm xuống thảm lá ấm sực của rừng già… “Tạm biệt mẹ! Con yêu mẹ!” – tôi gọi với theo gió trước khi chìm vào giấc ngủ đông ấm áp. Và tôi mơ…” (Theo Phương Thanh Trang, trích Câu chuyện của hạt dẻ gai, tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số 12 (465), 2020) Bài 1: Trắc nghiệm (2 điểm) Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng nhất. Câu 1: Dòng nào nêu đúng thể loại của văn bản trên? A. Truyện cổ tích B. Truyện ngụ ngôn C. Truyện đồng thoại D. Truyện truyền thuyết Câu 2: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện? A. Ngôi thứ nhất – Bé Út B. Ngôi thứ hai – Bé Út C. Ngôi thứ ba – Cây Dẻ Gai D. Ngôi thứ nhất – Cây Dẻ Gai Câu 3: Vì sao dù mùa đông đến Bé Út vẫn cứ thu mình mãi trong tấm áo gai xù ấm áp của họ nhà dẻ gai và nép mãi vào tay mẹ, tóc mẹ? A. Vì Bé Út chưa đủ lớn để rời khỏi vòng tay của mẹ. B. Vì Bé Út sợ, chưa sẵn sàng xa mẹ để sống một mình. C. Vì anh chị em của Bé Út vẫn chưa rời xa mẹ. D. Vì mẹ của Bé Út không muốn em rời xa mẹ. Câu 4: Câu chuyện trên được kể lại theo trình tự nào? A. Trình tự đảo ngược B. Trình tự không gian. C. Trình tự nguyên nhân – kết quả D. Trình tự thời gian. Câu 5: Tìm các từ láy trong câu văn sau: “Và tôi nhìn rõ cả cánh rừng già, cả sườn núi cao, cả bầu trời mây gió lồng lộng ào ạt trôi trên đầu mẹ.” A. Rừng già, lồng lộng B. Lồng lộng, sườn núi C. Ào ạt, lồng lộng D. Mây gió, ào ạt Câu 6: Theo em, nghĩa của từ “cheo leo” trong câu: “Nhưng mẹ vẫn bền gan đứng trên sườn núi cheo leo.” được hiểu như thế nào? A. Cao, nguy hiểm, không có chỗ bấu víu. B. Thấp nhưng không có chỗ bấu víu. C. Cao nhưng không nguy hiểm. D. Cao, nguy hiểm, có chỗ bấu víu. Câu 7: Trong các câu văn sau, câu văn nào sử dụng biện pháp so sánh? A. Con là một bé dẻ gai rất khỏe mạnh. B. Khi mùa đông đến, tôi cứ thu mình mãi trong tấm áo gai xù ấm áp của họ nhà dẻ gai và nép mãi vào tay mẹ, tóc mẹ. C. Hãy dũng cảm lên nào, con sẽ bay theo gió và sẽ trở thành một cây dẻ cường tráng trong cánh rừng này nhé! D. Mùa xuân đến, từ trên cánh tay và mái tóc của mẹ, từng nụ hoa dẻ nhú ra như quả cầu xanh có tua gai nhỏ. Câu 8: Từ “sợ” được lặp lại nhiều lần trong các câu văn sau: “Tôi sợ phải xa mẹ, sợ phải tự sống một mình. Tôi sợ những gì lạ lẫm trong rừng già” có tác dụng gì? A. Lặp đi lặp lại từ “sợ”, tạo nhịp điệu cho câu văn. B. Nhấn mạnh đến nỗi sợ khi phải xa mẹ của bé Út và tạo sự liên kết cho câu văn. C. Khắc hoạ sinh động hơn nỗi sợ của bé Út. D. Nhấn mạnh sự sợ hãi và giải thích lí do vì sao bé Út không muốn rời khỏi mẹ. Bài 2: Tự luận (4 điểm) Câu 1: Vì sao Bé Út không dám rời khỏi mẹ? Bé Út đã có những cảm xúc gì khi rời xa mẹ của mình? Câu 2: Hãy nêu bài học cuộc sống mà em rút ra từ câu chuyện

Lời giải 1 :

Câu 1: Dòng nào nêu đúng thể loại của văn bản trên?

B. Truyện ngụ ngôn

Câu 2: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện?

D. Ngôi thứ nhất – Cây Dẻ Gai

Câu 3: Vì sao dù mùa đông đến Bé Út vẫn cứ thu mình mãi trong tấm áo gai xù ấm áp của họ nhà dẻ gai và nép mãi vào tay mẹ, tóc mẹ?

B. Vì Bé Út sợ, chưa sẵn sàng xa mẹ để sống một mình.

Câu 4: Câu chuyện trên được kể lại theo trình tự nào?

C. Trình tự nguyên nhân – kết quả

Câu 5: Tìm các từ láy trong câu văn sau: “Và tôi nhìn rõ cả cánh rừng già, cả sườn núi cao, cả bầu trời mây gió lồng lộng ào ạt trôi trên đầu mẹ.

C. Ào ạt, lồng lộng

Câu 6: Theo em, nghĩa của từ “cheo leo” trong câu: “Nhưng mẹ vẫn bền gan đứng trên sườn núi cheo leo.” được hiểu như thế nào?

A. Cao, nguy hiểm, không có chỗ bấu víu.

Câu 7: Trong các câu văn sau, câu văn nào sử dụng biện pháp so sánh?

D. Mùa xuân đến, từ trên cánh tay và mái tóc của mẹ, từng nụ hoa dẻ nhú ra như quả cầu xanh có tua gai nhỏ.

Câu 8: Từ “sợ” được lặp lại nhiều lần trong các câu văn sau: “Tôi sợ phải xa mẹ, sợ phải tự sống một mình. Tôi sợ những gì lạ lẫm trong rừng già” có tác dụng gì?

B. Nhấn mạnh đến nỗi sợ khi phải xa mẹ của bé Út và tạo sự liên kết cho câu văn.

Bài 2: Tự luận (4 điểm)

Câu 1: Vì sao Bé Út không dám rời khỏi mẹ?

trả lời Tôi sợ phải xa mẹ, sợ phải tự sống một mình. Tôi sợ những gì lạ lẫm trong rừng già.

Bé Út đã có những cảm xúc gì khi rời xa mẹ của mình?

trả lời có cảm xúc rất nhớ mẹ 

Câu 2: Hãy nêu bài học cuộc sống mà em rút ra từ câu chuyện

trả lời chúng ta phải dũng cảm lên và ko đc ỷ lại người khác 

Thảo luận

Lời giải 2 :

I Phần đọc -hiểu

Câu 1: 

B. Truyện ngụ ngôn

Câu 2: 

D. Ngôi thứ nhất – Cây Dẻ Gai

Câu 3:

B. Vì Bé Út sợ, chưa sẵn sàng xa mẹ để sống một mình.

Câu 4:

C. Trình tự nguyên nhân – kết quả

Câu 5: 

C. Ào ạt, lồng lộng

Câu 6: T

A. Cao, nguy hiểm, không có chỗ bấu víu.

Câu 7: 

D. Mùa xuân đến, từ trên cánh tay và mái tóc của mẹ, từng nụ hoa dẻ nhú ra như quả cầu xanh có tua gai nhỏ.

Câu 8: T

B. Nhấn mạnh đến nỗi sợ khi phải xa mẹ của bé Út và tạo sự liên kết cho câu văn.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247