Cùng với Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Lí Bạch là một trong ba nhà thơ lớn nhất, vĩ đại nhất đời Đường. Thơ ông đa dạng về đề tài và cách thể hiện nhưng tựu chung đều mang vẻ đẹp lãng mạn, bay bổng, khoáng đạt, luôn hướng về lí tưởng cái đẹp, thiên nhiên, tình yêu cuộc sống. Xa ngắm thác núi Lư là một trong những bài thơ như vậy.
Bài thơ được ông viết vào những năm cuối đời, sau khi người ông phò tá bị giết, ông bị đày rồi được thả, trên đường trở về ông lại được ngao du, thưởng ngoạn thiên nhiên. Tác phẩm viết khi tuổi ông đã cao, hơn nữa lại vừa bị đi đày về nhưng lời thơ vẫn đầy hùng khí đã cho thấy tinh thần hào sảng của ông.
Cả bài thơ cho thấy bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp kì vĩ, lãng mạn. Với điểm nhìn từ xa, trong câu thơ đầu tác giả đã bao quát được toàn bộ bức tranh thiên nhiên: “Nhật chiếu hương lô sinh tử yên”. Khung cảnh thật lung linh, rực rỡ: ánh nắng chiều vào làn nước sinh ra làn khói tía, tựa như những đám mây bồng bềnh trôi, khung cảnh trở nên mờ ảo, huyền bí. Cảnh không tĩnh mà động. Trong nguyên tác chữ “sinh” tạo cho người đọc cảm giác ánh mặt trời làm nảy sinh màu sắc, khung cảnh vì thế mà sinh động hơn.
Sau câu thơ miêu tả bao quát, ba câu thơ tiếp theo đi miêu tả chi tiết, cực tả vẻ đẹp hùng vĩ của thác nước. Trong câu thơ thứ hai, thác nước như một tấm thảm khổng lồ. Thác nước là sự kết hợp của cái khổng lồ với cái mềm mại, chữ “quải” – treo khiến thác nước trở nên mượt mà, thác nước vừa thực mà lại vừa ảo. Thác nước đang động mà chuyển thành tĩnh. Sang câu thơ tiếp theo thác nước từ trạng thái tĩnh của tấm vải chuyển qua trạng thái động: “Phi lưu trực há tam thiên xích”. Sự hùng vĩ của thác nước được thể qua cả từ ngữ và hình ảnh. Chữ “phi” đã diễn tả được tốc độ nhanh, sức chảy mạnh của dòng nước: “thác nước chảy như bay”. Còn chữ “trực” lại cho thấy thế đứng thẳng của thác nước, thật hùng vĩ biết bao. Hình ảnh “ba nghìn thước” gợi không gian cao vòi vọi. Tất cả ngôn ngữ, hình ảnh đó đã khắc họa thành công sự hùng vĩ của thác núi Lư. Câu thơ cuối tiếp tục gợi nên vẻ đẹp kì vĩ của nó bằng trường liên tưởng độc đáo: “Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên”. Câu thơ thứ ba và thứ tư thừa tiếp ý của nhau, bổ sung cho nhau: phải là từ chín tầng mây chảy xuống thì mới có tốc độ và cường độ nhanh, mạnh như vậy và ngược lại “thác chảy như bay” theo phương thẳng đứng thì phải là sông Ngân Hà từ “cửu thiên” rơi xuống. Bằng lớp ngôn từ cực tả, tâm hồn phóng khoáng, trí tưởng tượng phong phú, Lí Bạch đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên, thác nước núi Lư vô cùng đẹp đẽ, kì vĩ.
Bức tranh thiên nhiên kì vĩ, tráng lệ còn cho ta thấy một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, say đắm trước vẻ đẹp của thác nước núi Lư. Chữ “vọng” trong nhan đề bài thơ không chỉ là nhìn từ xa mà còn là sự chiêm ngưỡng, ngắm nhìn, bị hút hồn trước vẻ đẹp của thác nước. Qua bức tranh này ta còn thấy được tâm hồn rộng lớn, khoáng đạt mà cũng đầy mơ mộng của nhà thơ.
Bài thơ sử dụng hình ảnh thơ tráng lệ, hùng vĩ. Sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn làm hình ảnh thác núi Lư hiện lên chân thực mà lung linh, huyền ảo, vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh làm cho bức tranh thiên nhiên thêm phần sinh động, hấp dẫn.
Bằng lớp ngôn ngữ trau chuốt, giàu sức biểu cảm bài thơ đã khắc họa vẻ đẹp hùng vĩ của thiên niên. Đồng thời bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn: yêu thiên nhiên, phóng khoáng, lãng mạn của nhà thơ Lí Bạch. Qua đó còn kín đáo bộc lòng yêu quê hương đất nước của tác giả.
Trong nền văn học cổ điển Trung Hoa, không thể không nhắc đến một cây đại thụ, đó chính là nhà thơ Lý Bạch. Lý Bạch sống vào thời Đường, với trí hiểu biết sâu rộng, tài cao đức độ, tính tình phóng khoáng và thích ngao du sơn thủy. Chính vì vậy mà thơ của ông là những áng thơ tiêu biểu cho bút pháp lãng mạn, tự do và bay bổng. Đặc biệt bút pháp ấy đã được thể hiện rõ trong bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư”.
Với sở thích đi ngao du thiên hạ, Lý Bạch đi nhiều và hiểu biết rộng, hầu như tất cả các địa danh nổi tiếng trên đất nước Trung Hoa rộng lớn ông đều đã đặt chân tới. Bài thơ này miêu tả danh lam thắng cảnh thác núi Lư hùng vĩ và tráng lệ, qua bức tranh đó tác giả đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, sông núi và Tổ quốc
Bằng chính cảm hứng lãng mạn và sự liên tưởng tài tình, nhà thơ đã thể hiện được tài năng quan sát của mình. Thác nước được miêu tả giữa cái ảo và cái thực, hình ảnh của thác nước đã đi vào trong tâm trí của nhà thơ, nhà thơ tưởng như đó là một dải ngân hà, và dải ngân hà đó đang tuột ra khỏi các tầng mây. Đây chính là hình ảnh đẹp nhất trong bài thơ, ngôn ngữ của câu thơ đã góp phần giúp cho hồn thơ bay bổng diệu kì, ngắm dòng thác núi Lư mà khiến người đọc ngỡ như đang đứng tại chốn bồng lai tiên cảnh. Với tình yêu thiên nhiên say đắm, Lý Bạch đã dựng lên một bức tranh thức nước núi Lư vừa hùng vĩ, vừa tráng lệ lại đẹp tuyệt vời.
Đã hơn một thiên niên kỉ trôi qua, chẳng mấy ai có thể đến được núi Lư để ngắm dòng thác khi nắng rọi, chính vì thế mà bài thơ của Lý Bạch đã trở thành bất tử với thời gian. Bài thơ là một tuyệt tác, thể hiện trí tưởng tượng hiếm có, tâm hồn say xưa với cảnh đẹp thiên nhiên đất nước của Lý Bạch.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247