Trang chủ Lịch Sử Lớp 8 t45 har Cau 3 Caf de mh cá cá Du...

t45 har Cau 3 Caf de mh cá cá Du lan dc dia ja ry cal né to ntn.. Cafe 4 Pll gid hốch ntran aha nhà Ng tra BI

Câu hỏi :

Làm hộ mk câu 3,4,6 với

image

Lời giải 1 :

 câu 1

* Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam là :

- Nguyên nhân sâu xa : 

+ Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

+ Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên.

+ Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng suy yếu.

- Nguyên nhân trực tiếp : 

+ Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng .  

câu 2

- Triều đình đã kí 4 hiệp ước:

hiệp ước Nhâm Tuất(5/6/1862)

Hiệp ước Giáp Tuất(15/3/1874)

hiệp ước Hác Măng(25/8/1883)

Hiệp ước pa tơ nốt(6/6/1884)

hiệp ươc pa tơ nốt đã đánh dâú sự sụp đổ hoàn toàn của triều đình huế

câu 3

* Hoàn cảnh:
- Thế giới và khu vực:

    Trên thế giới các nước tư bản phương tây đang đẩy mạnh việc đi xâm chiếm thị trường và thuộc địa của các nước phương đông
     Ở khu vực Châu Á: Nhật Bản và Xiêm tiến hành cải cách thành công và thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.

- Trong nước:

Vào năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị đánh chiếm các nước thì triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện cuộc sống nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu khiến cho nền kinh tế xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.
+ Về chính trị bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương mục rũa
+ Về kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp bế tắc, tài chính cạn kiệt.
+ Về xã hội đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn,  mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng trở nên gay gắt. Phong trào khởi nghĩa nông dân bùng lên dữ dội. Trong bối cảnh đó trào lưu cải cách duy tân ra đời.

- Động cơ:

trước tình trạng đất nước ngày 1 nguy khốn. Kinh tế, chính trị,  xã hội rối ren. Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, mong muốn nước nhà được giàu mạnh để có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù.
 Một số sỉ phu họ là những nhà thông thái đi nhiều biết nhiều và đã từng chứng kiến những thành tựu của nền văn hóa phương Tây và nhận thấy canh tân đất nước là việc làm cấp bách lúc bây giờ. vì vậy họ đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa nhà nước phong kiến.

* Nội dung của các đề nghị cải cách duy tân ở nước ta sau TK XIX:

- Năm 1868 Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lý, Nam Định.

- Đình Văn Điền xin đẩy mạnh việc khai khẩn ruộng hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.

- Năm 1872 Viện Thương bạc xin mở cửa biển ở miền Bắc và miền Nam để thông thương với bên ngoài

- Tiêu biểu nhất từ năm 1863 → 1871 Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi lên triều đình 30 Bản Điều trần đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quản trị, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục, ...

- Ngoài ra năm 1877 và 1872, Nguyễn Lộ Trạch còn dâng hai bản '' Thời vụ sách '' lên vua Tự Đức đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

câu 4

thái độ vô cùng nhu nhược liên tiếp thoả hiệp và kí tới 4 văn kiện bán nước . triều đình nhà nguyễn đã đặt lợi ích của dòng họ lên trên lợi ích của nhân dân 

câu 5

giống ;

+thể hiện lòng yêu nước và ý chí đấu tranh chống thực dân pháp xâm lược

+lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân

+đều thất bại

KHÁC

* Khởi nghĩa Hương Khê 

+ Lãnh đạo:Quan lại, sĩ phu yêu nước

+ Địa bàn hoạt động:là 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
+ Lực lượng tham gia :Chủ yếu là nông dân ở các địa phương , nơi diễn ra khởi nghĩa
+ Kết quả:Cuộc khởi nghĩa Hương Khê thất bại
* Khởi nghĩa Yên thế 

+ Lãnh đạo : Những người xuất thân từ nông dân

+ Địa bàn hoạt động:Chủ yếu là ở Yên Thế và một số tỉnh Bắc Kì

+ Lực lượng tham gia:Nhân dân các địa phương, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp 

+ Kết quả:Khởi nghĩa Yên thế thất bại

câu 6

Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp:

- Nhân dân vẫn tiếp tục đấu tranh chống Pháp và chống triều đình. Phong trào kháng chiến chống Pháp trong nhân dân được đẩy mạnh hơn, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.

Thảo luận

-- cảm ơn bạn nhoé

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247