Trang chủ Lịch Sử Lớp 8 Để cương ôn tập kiếm tra giữa kỳ II. Môn...

Để cương ôn tập kiếm tra giữa kỳ II. Môn Lịch sử Câu 1: Trình bày các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược tiêu biểu của nhân dân ta trong những năm

Câu hỏi :

Giúp mìn vs đc ko , yêu mọi người

image

Lời giải 1 :

Câu 1: 

- Ngày 1-9-1858, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Triều đỉnh cử Nguyễn Tri Phương vào làm Tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam để lo việc chống giặc. Dưới sự chỉ huy của ông, suốt 5 tháng, giặc bị giam chân tại chỗ, kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bị thất bại, buộc chúng phải thay đổi kế hoạch.

- Tháng 2-1859, Pháp kéo quân vào tấn công Gia Định. Đến năm 1867, Pháp chiếm gọn 6 tình Nam Kì. Trái ngược với sự chiến đấu yếu ớt, thiếu kiên quyết của triều đình, nhân dân Nam Kì đã nêu cao ngọn cờ chống giặc cứu nước. Các đội quân nông dân do các văn thân, sĩ phu yêu nước đứng đầu xuất hiện ngày càng nhiều, hoạt động mạnh làm cho giặc Pháp vô cùng khốn đốn. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trương Định và chiến công của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt tàu Ét-pê-răng của giặc trên sông Vàm cỏ Đông (12-1861). Tuy nhiên, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (1862) và ra lệnh lui binh, giải tán phong trào kháng chiến ở Nam Kì.

- Mặc dù vậy, phong trào vẫn tiếp tục phát triển. Nhân dân Nam Kì đã đẩy mạnh thêm một bước cuộc chiến đấu chống Pháp. Một số nhà nho yêu nước tìm đường ra Bình Thuận (Trung Kì) xây dựng cơ sở chống giặc lâu dài. Một số bám đất, bám dân quyết liệt chống lại kẻ thù như Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân...; cũng có người đã dùng ngòi bút của mình làm vũ khí chiến đấu như Nguyễn ĐÌnh Chiểu, Phan Văn Trị...

- Sau khi chiếm xong các tỉnh Nam Kì, Pháp hai lần tấn công ra Bắc Kì vào các năm 1873 và 1882-1883. Cuộc chiến đấu của triều đình nhanh chóng tan rã. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đã tự tổ chức kháng chiến, kiên quyết chống trả địch. Tiêu biểu là chiến thắng trong hai trận Cầu Giấy (1873 và 1883) làm cho nhân dân cả nước vô cùng phấn khởi, giặc Pháp hoang mang. Nhưng, nhà Nguyễn vẫn nuôi ảo tưởng triều đình với Pháp. Đó là cơ sở để Pháp tiếp tục gây áp lực, buộc triều Nguyễn kí Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883) và Pa-tơ-nốt (6-6-1884) sau khi chiếm được Thuận An.

- Triều đình đầu hàng, nhưng phong trào chống Pháp của nhân dân ta vẫn tiếp tục dâng cao, phát triển sang một giai đoạn mới.

Nhận xét: 

 + Triều đình tổ chức kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu song đường lối kháng chiến nặng nề về phòng thủ, thiếu chủ động tấn công, ảo tưởng đối với thực dân Pháp, bạc nhược trước những đòi hỏi của thực dân Pháp.

     + Nhân dân chủ động đứng lên kháng chiến với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khi triều đình đầu hàng, nhân dân tiếp tục kháng chiến mạnh hơn trước, bằng nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo.

Câu 2: 

Các cuộc đấu tranh tiêu biểu ở Nam Kì: 

*Kháng chiến ở Đà Nẵng và 3 tỉnh miền Đông Nam Kì

*Ở Đã Nẵng:

+Nhiều toán nghĩa binh đã phối hợp chặt chẽ với quân triều đình chống giặc.

*3 tỉnh Miền Đông Nam Kì:

-Nghĩa quân của Nguyễn Trung trực đã đốt cháy tàu Hi vọng trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861)

-Khởi nghĩa Trương Định ở Gò Công đã làm cho quân Pháp nhiều khốn đốn và gây ra cho chúng nhiều thiệt hại, khiến cho chúng ăn không ngon ngủ không yên.

*Kháng chiến lan rộng ra 3 tỉnh miền Tây Nam Kì

-Triều đình Huế ngăn cản phong trào kháng chiến chống pháp của nhân dân ở Nam Kì.

-Do thái độ cầu hòa của triều đình Huế từ 20 ffeens 24-6-1867 Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì ( Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên ) không tốn 1 viên đạn.

-Nhân dân nam Kì nổi lên chống Pháp với nhiều hình thức:

+Kiên quyết đấu tranh vũ trang.....

*Nhận xét:

+Hiệp ước Nhâm Tuất: 

- Triều đình đã chính thức đầu hàng, bột bức trước sự xâm lược của thực dân Pháp.

- Triều đình từ bỏ nghĩa vụ và trách nhiệm cùng nhân dân đứng lên kháng chiến.

- Tạo con đường cho Pháp chính thức xâm lược nước ta.

+Hiệp ước Giáp Tuất: 

 Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp.

- Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chốngPháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.

+Hiệp ước Hác Măng: 

Triều đình Huế hèn nhát, nhu nhược đường lối chống Pháp không kiên quyết, bỏ lỡ thời cơ đuổi quân Pháp ra khỏi nước ta

=> Ban đầu, triều Nguyễn đã có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm, nhưng lại bỏ lỡ nhiểu cơ hội đánh thắng giặc và thi hành đường lối kháng chiến sai lầm (chỉ lo thủ hiểm).

Về sau, trước ưu thế về sức mạnh quân sự của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dân chống ngoại xâm, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Cuối cùng, vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán rẻ quyền lợi dân tộc.

+Hiệp ước Pa-tơ-nốt: 

- Triều đình nhà Nguyễn bạc nhược, không có chủ kiến nên sau khi kí hai Hiệp ước nhân dân ta đã tạo nên một làn sóng phản đối với triều đình.

Câu 3: 

*Hoàn cảnh ra đời: 

-Ngày 13-7-1885 tại Tân Sở, Quảng Trị, Tôn Thất Thuyết đã nhân danh vua Hàm Nghi ra "chiếu Cần Vương" kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước → một phong trào chống Pháp diễn ra sôi nổi.

-Đến cuối thế kỉ 19, gọi là Phong Trào Cần Vương.

Câu 4: 

Cần Vương là giúp vua, mang nghĩa là phò vua giúp nước. Phong trào Cần Vương thực chất là tập hợp hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang khắp cả nước từ năm 1885 đến năm 1896 với sự hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi. Quy mô của phong trào này còn riêng rẽ và mang tính địa phương.

Câu 5: 

Trào lưa cải cách Duy Tân ra đời ở nước ta trong hoàn cảnh:

-Vào những năm 60 của thế kỉ 19, Triều Đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu kiến cho xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.

-Bộ máy chính quyền từ trunng ương đến địa phương trở nên mục ruỗng, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, mâu thuẫn dân tộc và gia cấp ngày càng gay gắt.

Những nhà cải cách tiêu biểu: 

- Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế (1868): xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định).

- Đinh Văn Điền (1868) xin đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.

- Nguyễn Trường Tộ (1863 - 1871): đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại. phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.

- Nguyễn Lộ Trạch (1877-1882): đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

Chúc bn hc tốt!

Thảo luận

-- Rát đầy đủ , cảm ơn nhìu
-- vâng

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247