Nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước thường chủ yếu là do con người tác động.
Do không xử lý các chất thải của con người và gia súc theo đúng quy định, các chất thải ở các khu công nghiệp và khu chế xuất, khai thác các khoáng sản, dầu mỏ, dầu khí nên khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm rất nghiêm trọng gây ra những nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống của con người.
Các khu chế biến thủy sản, chất thải giết mổ, chế biến thực phẩm nếu không được xử lý cũng có thể đẩy ra ngoài môi trường một lượng lớn các chất thải sau sản xuất, góp phần gây ô nhiễm môi trường nặng nề.
Các khu nhà máy và xí nghiệp càng phát triển lớn đến đâu thì đồng nghĩa với việc nước nước thải cũng theo đó mà tăng lên theo cấp số nhân nước bẩn không được xử lý triệt để chảy vào mạch nước ngầm gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Đấy là còn chưa kể việc xả khí thải ra ngoài môi trường gây ô nhiễm không khí khi mưa xuống thì các chất này vẫn còn tồn đọng trong nước mưa cũng có thể gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước.
Đặc biệt nguy hiểm nhất chính là chất thải phóng xạ, khi dân số tăng nhanh và việc sử dụng nước sạch không hợp lý, không giữ vệ sinh môi trường sẽ có thể phá vỡ cấu trúc tự nhiên vốn có.
Hậu quả của tình trạng ô nhiễm nguồn nước
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương hiện đang là một trong vấn đề đáng báo động. Ô nhiễm nguồn nước do con người gây ra thì chính con người sẽ phải gánh chịu. Tỷ lệ người mắc các bệnh cấp và mãn tính như tiêu chảy, viêm màng kết, ung thu,… con số này ngày càng gia tăng.
Người dân phải bắt buộc sống chung với các khu vực bị ô nhiễm, sử dụng chính những nguồn nước ô nhiễm đó để sinh hoạt hằng ngày sẽ có nguy cơ mắc nhiều bệnh liên quan tới da liễu, các bệnh nguy hiểm hơn như tiêu chảy, suy gan, suy thận, hệ miễn dịch bị ảnh hưởng.
Không những tình trạng ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến con người mà chính những hệ sinh thái động vật ở các nguồn nước ô nhiễm đó cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các hộ nuôi trồng thủy sản trong khu vực bị ô nhiễm cũng có thể gây thiệt hại rất lớn.
Ở Việt Nam tại các khu công nghiệp có hàng trăm các đơn vị sản xuất lớn nhỏ, hàng ngày sản xuất ra hàng tấn nước thải chưa được qua xử lý đã xả trực tiếp vào các đường ống thoát nước, các chất ô nhiễm hữu cơ, các kim loại nặng còn lẫn trong nước thải được thâm nhập vào nguồn nước.
Thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam
Ở các thành phố lớn, rác thải sinh hoạt còn chưa được thu gom một cách triệt để, rác thải xạ không đúng nơi quy định, ngổn ngang làm tắc các đường cống dẫn nước làm cho nước không thoát được, nên cứ sau mỗi trận mưa là tình trạng ngập lụt trong thành phố là cảnh tượng không còn quá xa lạ. Những con sông như sông Nhuệ, sông Tô Lịch nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trong, nước có màu đen kịt, bốc mùi hôi thối của rác thải.
Ở vùng nông thôn do điều kiện kinh tế còn rất khó khăn, các chất thải sinh hoạt và gia súc chưa qua xử lý có thể thấm dần xuống mạch nước ngầm có khả năng cao sẽ mắc các bệnh do nguồn nước gây ra, các chất bảo vệ thực vật được sử dụng trong nông nghiệp cũng dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở các kênh mương, sông hồ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người dân.
Theo các con số thống kê mỗi năm có đến khoảng 9000 người tử vong do ô nhiễm nguồn nước và phát hiện hơn 100.000 trường hợp ung thư mỗi năm và nguyên nhân chính là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Cuộc khảo sát trên 37 xã mang tên Làng ung thư đã có 1.136 người chết vì các bệnh liên quan tới ung thư.
Tại một số các địa phương thì tỷ lệ mắc các bệnh liên quan tới ô nhiễm nguồn nước như bệnh tiêu chảy do nước nhiễm khuẩn Ecoli, các bệnh về da, hoặc các bệnh về mắt ngày càng nhiều và có khả năng lây lan thành dịch bệnh.
Hậu quả của tình trạng ô nhiễm nguồn nước
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương hiện đang là một trong vấn đề đáng báo động. Ô nhiễm nguồn nước do con người gây ra thì chính con người sẽ phải gánh chịu. Tỷ lệ người mắc các bệnh cấp và mãn tính như tiêu chảy, viêm màng kết, ung thu,… con số này ngày càng gia tăng.
Người dân phải bắt buộc sống chung với các khu vực bị ô nhiễm, sử dụng chính những nguồn nước ô nhiễm đó để sinh hoạt hằng ngày sẽ có nguy cơ mắc nhiều bệnh liên quan tới da liễu, các bệnh nguy hiểm hơn như tiêu chảy, suy gan, suy thận, hệ miễn dịch bị ảnh hưởng.
Không những tình trạng ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến con người mà chính những hệ sinh thái động vật ở các nguồn nước ô nhiễm đó cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các hộ nuôi trồng thủy sản trong khu vực bị ô nhiễm cũng có thể gây thiệt hại rất lớn.
Biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước
Ô nhiễm nguồn nước là gì? Nguyên nhân và hậu quả ra sao thì chắc hẳn bạn sẽ là người hiểu rõ. Để có thể giải quyết được thực trạng này cần phải có một chủ trương, kế hoạch lâu dài của từng địa phương từ các cấp quản lý, và cần nhất là sự chung tay của mỗi người dân. Đầu tiên cần thúc đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền cho người dân về tác động xấu của ô nhiễm nguồn nước đến môi trường, cũng như sức của của mọi người.
đúng ko
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247