Trang chủ GDCD Lớp 12 1. 1. Trong giờ học môn Kinh tế chính trị...

1. 1. Trong giờ học môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin, thầy giáo giảng bài về sản xuất giá trị thậng dư, theo đó giá trị thặng dư là do sức lao động của người

Câu hỏi :

1. 1. Trong giờ học môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin, thầy giáo giảng bài về sản xuất giá trị thậng dư, theo đó giá trị thặng dư là do sức lao động của người công nhân làm ra và lao động sống của người công nhân là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật làm xuất hiện nhiều nhà máy, xí nghiệp tự động hóa sản xuất. Trong những nhà máy sản xuất hiện đại hầu như không thấy lao động của người công nhân bình thường mà chỉ có người máy (robot) làm việc. Đến đây thầy giáo nêu câu hỏi: trong những nhà máy hiện đại này, ai tạo ra giá trị thặng dư? Thầy giáo nhận được phát biểu từ các sinh viên như sau: Sinh viên Sơn: Thưa thầy, theo em, Robot là "người" sản xuất ra giá trị thặng dư, bởi vì lúc này Robot rất thông minh có thể thay thế người công nhân truyền thống để tạo ra giá trị mới và giá trị thặng dư. Sinh viên Tuấn: Thưa thầy, em cho rằng, nhà sản xuất ra Robot là người tạo ra giá trị thặng dư và dĩ nhiên công nhân sản xuất Robot đã tạo ra giá trị thặng dư. Sinh viên Hồng: Thưa thầy, theo em, em không đồng ý với câu trả lời của bạn Sơn và bạn Tuấn. Vì suy cho cùng, "người máy" là máy chứ không phải là người, và đã là máy thì nó là tư bản bất biến không tạo ra giá trị thặng dư được. Do vậy, nhà máy này sẽ không có ai tạo ra giá trị thặng dư cả và đây là nhà máy không có người bóc lột người! 1. 2. Yêu cầu giải đáp tình huống 1. Các ý kiến trả lời trên của sinh viên, ý kiến của sinh viên nào là đúng? Tại sao? 2. Nếu bạn cho rằng tất cả các ý kiến trên của sinh viên là không đúng, vậy câu trả lời đúng theo bạn là gì? Mọi người giúp mình với ạ :(((

image

Lời giải 1 :

- Theo mình ý kiến của 3 bạn đều có điểm chưa đúng

- Quan điểm máy móc hiện đại là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư là do chưa phân biệt được máy móc với tư cách là yếu tố của quá trình lao động tạo ra giá trị sử dụng với máy móc đóng vai trò là yếu tố của quá trình tạo ra và làm tăng giá trị hàng hóa. Hàng hóa có hai thuộc tính:giá trị sử dụng và giá trị bởi vì lao động sản xuất hàng hóa có tính chất hai mặt lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Bất cứ quá trình lao động nào cũng bao gồm các nhân tố chủ yếu là: lao động có mục đích của con người, đối tượng lao động, tư liệu lao động(mà quan trọng hơn cả là công cụ lao động, nhất là công cụ cơ khí hay máy móc). Sử  dụng máy móc càng hiện đại thì sức sản xuất của lao động càng cao, càng làm ra nhiều giá trị sử dụng( nhiều của cải) trong một đơn vị thời gian.

-Nhưng khi xét quá trình tạo ra và làm tăng giá trị thì những hàng hóa tham gia vào đây không được xét với tư cách những nhân tố vật thể nữa mà chỉ được coi là những lao động đã được vật hóa nhất định. Và dù máy móc (kể cả rô bốt) quan trọng đến mức nào cũng không thể tự mình chuyển giá trị vào sản phẩm (chứ đừng nói gì đến việc tạo thêm giá trị). Chính lao động đã “cải tử hoàn sinh” cho các tư liệu sản xuất trong đó có máy móc, chuyển giá trị của chúng vào sản phẩm mới theo mức độ đã tiêu dùng trong quá trình lao động. Nhưng một tư liệu sản xuất không bao giờ chuyển vào sản phẩm một giá trị nhiều hơn giá trị mà nó đã mất đi trong quá trình lao động do giá trị sử dụng của bản thân nó bị hủy hoại đi. C. Mác ví máy móc, thiết bị trong quá trình làm tăng giá trị giống như bình cổ cong trong phòng hóa nghiệm, không có bình cổ cong thì không có nơi diễn ra các phản ứng hóa học, nhưng bản thân bình cổ cong chỉ là điều kiện cho phản ứng hóa họa diễn ra chứ không trực tiếp tham gia vào phản ứng ấy. Cũng như vậy, thiết bị máy móc chỉ tạo điều kiện cho việc làm tăng giá trị của hàng hóa chứ bản thân nó không trực tiếp tham gia vào việc làm tăng giá trị.

- Việc những nhà sản xuất sử dụng máy móc tiên tiến lại thu được giá trị lợi nhuận siêu ngạch là do công nghệ tiên tiến làm tăng sức sản xuất của lao động, hạ giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường mà ra. Một khi những công nghệ đó trở thành phổ biến, các đối thủ cạnh tranh đã đuổi kịp trình độ tiên tiến rồi thì giá trị thị trường sẽ hạ xuống, hàng hóa rẻ đi, những người tiêu dùng được lợi nhưng không có người sản xuất nào thu được lợi nhuận siêu ngạch nữa.

- Dù máy móc có hiện đại thì giá trị thặng dư vào do sức lao động của người công nhân tạo ra.

Thảo luận

Lời giải 2 :

- Theo mình ý kiến của 3 bạn đều có điểm chưa đúng

- Quan điểm máy móc hiện đại là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư là do chưa phân biệt được máy móc với tư cách là yếu tố của quá trình lao động tạo ra giá trị sử dụng với máy móc đóng vai trò là yếu tố của quá trình tạo ra và làm tăng giá trị hàng hóa. Hàng hóa có hai thuộc tính:giá trị sử dụng và giá trị bởi vì lao động sản xuất hàng hóa có tính chất hai mặt lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Bất cứ quá trình lao động nào cũng bao gồm các nhân tố chủ yếu là: lao động có mục đích của con người, đối tượng lao động, tư liệu lao động(mà quan trọng hơn cả là công cụ lao động, nhất là công cụ cơ khí hay máy móc). Sử  dụng máy móc càng hiện đại thì sức sản xuất của lao động càng cao, càng làm ra nhiều giá trị sử dụng( nhiều của cải) trong một đơn vị thời gian.

-Nhưng khi xét quá trình tạo ra và làm tăng giá trị thì những hàng hóa tham gia vào đây không được xét với tư cách những nhân tố vật thể nữa mà chỉ được coi là những lao động đã được vật hóa nhất định. Và dù máy móc (kể cả rô bốt) quan trọng đến mức nào cũng không thể tự mình chuyển giá trị vào sản phẩm (chứ đừng nói gì đến việc tạo thêm giá trị). Chính lao động đã “cải tử hoàn sinh” cho các tư liệu sản xuất trong đó có máy móc, chuyển giá trị của chúng vào sản phẩm mới theo mức độ đã tiêu dùng trong quá trình lao động. Nhưng một tư liệu sản xuất không bao giờ chuyển vào sản phẩm một giá trị nhiều hơn giá trị mà nó đã mất đi trong quá trình lao động do giá trị sử dụng của bản thân nó bị hủy hoại đi. C. Mác ví máy móc, thiết bị trong quá trình làm tăng giá trị giống như bình cổ cong trong phòng hóa nghiệm, không có bình cổ cong thì không có nơi diễn ra các phản ứng hóa học, nhưng bản thân bình cổ cong chỉ là điều kiện cho phản ứng hóa họa diễn ra chứ không trực tiếp tham gia vào phản ứng ấy. Cũng như vậy, thiết bị máy móc chỉ tạo điều kiện cho việc làm tăng giá trị của hàng hóa chứ bản thân nó không trực tiếp tham gia vào việc làm tăng giá trị.

- Việc những nhà sản xuất sử dụng máy móc tiên tiến lại thu được giá trị lợi nhuận siêu ngạch là do công nghệ tiên tiến làm tăng sức sản xuất của lao động, hạ giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường mà ra. Một khi những công nghệ đó trở thành phổ biến, các đối thủ cạnh tranh đã đuổi kịp trình độ tiên tiến rồi thì giá trị thị trường sẽ hạ xuống, hàng hóa rẻ đi, những người tiêu dùng được lợi nhưng không có người sản xuất nào thu được lợi nhuận siêu ngạch nữa.

- Dù máy móc có hiện đại thì giá trị thặng dư vào do sức lao động của người công nhân tạo ra.

Hãy cảm ơn, vote 5 sao và bình chọn là câu trả lời hay nhất neesut hấy hay nhé!!!

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.

Nguồn : kiến thức

Tâm sự 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247