Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Yên Thế :
Diễn biến Yên Thế có 3 giai đoạn :
- Giai đoạn 1 : 1884-1892 , nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ , chưa thống nhất . Sau khi Đề Nắm mất ( tháng 4 / 1892 ) , Đề Thám trở thành lãnh tụ của phong trào
- Giai đoạn 2 : 1893 - 1908 , thời kì này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở
- Giai đoạn 3 : 1909 - 1913 , sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám , thực dân Pháp đã tập trung lực lượng mở cuộc tấn công quy mô lớn lên Yên Thế . Đến ngày 10/2/1913 , khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã
Trình bày các nội dung đề nghị cải cách ? Vì sao các đề nghị cải cách không đc thực hiện ?
Nội dung đề nghị cải cách : xin mở cửa biển trà lí ( nam định ) , xin mở 3 cửa biển ở miền bắc và miền trung để thông thương với bên ngoài , đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại , phát triển công thương nghiệp và tài chính , chính đốn võ bị , mở rộng ngoại giao , cải tổ giáo dục , đề nghị chấn hưng dân khí , khai thông dân trí , bảo vệ đất nước ,.......
⇒ Lý do các cuộc cải cách ko được thực hiện là vì các đề nghị cải cách nói trên vẫn mang tính chất lẻ tẻ , rời rạc , chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong , chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại ,......
-Phong trào cần vương có 2 giai đoạn
+ Giai đoạn 1 từ năm 1885 đến năm 1888 , khởi nghĩa nổ ra khắp cả nước nhất là trung kì và bắc kì
+ Giai đoạn 2 từ năm 1888 đến năm 1896 , phát triển mạnh mẽ và quy tụ ba cuộc khởi nghĩa lớn ( khởi nghĩa ba đình , khởi nghĩa bải sậy , khởi nghĩa hương khê )
xin 5* và cảm ơn + ctllhn ạ !
Diễn biến:
- 1884 - 1892: nhiều toán nghĩa quân hoạt động dưới sự chỉ huy của Đề Nắm.
- 1893 - 1908: Nghĩa quân vừa xây dựng lực lượng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám.
- 1909 - 1913: Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn. Ngày 10 - 2 - 1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.
PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
* Phong trào Cần Vương: là phong trào phò vua, giúp vua Hàm Nghi chống giặc cứu nước.
* Nội dung:
– Tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
– Lên án sự phản bội của một số quan lại, tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh do Pháp mới dựng lên.
– Khích lệ sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước quyết tam kháng chiến chống Pháp đến cùng.
- Mục đích: đánh đế quốc, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.
- Đối tượng kêu gọi: văn thân, sĩ phu, nhân dân.
- Tác dụng: Khôi phục nền độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến có vua hiền vua giỏi.
CÁC GIAI ĐOẠN
Giai đoạn thứ nhất (1885 - 1888)
Giai đoạn thứ hai (1888 - 1896)
CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN
NỘI DUNG CẢI CÁCH
-chấn chỉnh bộ máy quan lại
-mở cửa giao lưu buôn bán
-phát triển công thương nghiệp
-giảm tô thuế
-cải cách giáo dục
-đẩy mạnh việc khai khẩn ruộng hoang và các mỏ khoáng sản
KHÔNG THỰC HIỆN ĐƯỢC VÌ
-Nguyên nhân:
+ Những cải cách Duy Tân chưa xuất phát từ cơ sở trong nước
+ Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ.
+những cải cách trên đánh vào lợi ích của dòng họ Nguyễn
- Ý nghĩa:
+ Tấn công vào tư tưởng bảo thủ của triều đình.
+ Thể hiện trình độ nhận thức của người Việt Nam hiểu biết, thức thời.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247