Đáp án: $\text{ Câu 27: B}$
$\text{ Câu 28: A}$
$\text{ Câu 29: C}$
Giải thích các bước giải:
Câu 27: $I=\int\limits^1_0 {f(2x-1)} \, dx$
$\text{ Đầu tiên, thì bạn phải đặt 2x -1 = t }$
$\text{Vì đặt theo t(tức là chuyển cả cụm từ ẩn này sang ẩn khác, hay là từ ẩn x sang t),}$
$\text{nên cận cũng phải đổi theo t(chuyển từ 2x-1 sang t; => Đổi cận: }$
$\text{ x t}$
$\text{ 1 1.1-1=1 => t=1}$
$\text{ 0 1.0-1 = -1 => t= -1}$
$\text{Vậy từ đó}$ $I=\int\limits^1_0 {f(2x-1)} \, dx=$ $I=\int\limits^1_{-1} {f(t)} \, dx$
$\text{Thế nhưng I vẫn chưa hẳn chuyển hết về t vì vẫn còn sót lại dx}$
$\text{=> Thế nên, ta còn phải vi phân vai vế(mục đích để từ dx -> dt):}$
$2x-1 = t$
$=> (2x-1)'dx = t'dt$
$<=> 2dx = dt$
$<=> dx = \dfrac{dt}{2}$
$\text{Từ đó =>}$ $I=\int\limits^1_{-1} {f(t)} \, dx=\int\limits^1_{-1} {f(t)} \, \dfrac{dt}{2}$
$\text{Ta có tính chất:}$
$I=\int\limits^a_b {f(x)} \, dx=\int\limits^a_b {f(t)} \, dt=\int\limits^a_b {f(g)} \, dg=\int\limits^a_b {f(k)} \, dk=...$
$\text{(tức là nguyên hàm có thể chuyển từ ẩn này thành ẩn khác, giống như kiểu}$
$\text{thay lõi nhưng vẫn cùng cấu trúc, chỉ đổi mỗi chữ cái từ x thành g hay t, k, ..v..v, còn}$
$\text{tính chất không thay đổi)}$
$\text{Từ đó: =>}$ $I=\int\limits^1_{-1} {f(t)} \, \dfrac{dt}{2}=\int\limits^1_{-1} {f(x)} \, \dfrac{dx}{2}$
$\text{Mà theo đề bài, có một dữ kiện ta chưa khai thác đó là}$ $\int\limits^1_{-1} {f(x)} \, dx=6$
$\text{Vậy nên ta phải biến đổi I cần tìm có chứa dữ kiện trên, tìm mối}$
$\text{ liên kết của nó, để suy ra con số cụ thể chốt đáp án}$
$I =\int\limits^1_{-1} {f(x)} \, \dfrac{dx}{2}=\dfrac{1}{2}\int\limits^1_{-1} {f(x)} \, dx=\dfrac{1}{2}.6=3$
$\text{=> Chọn B: I=3}$
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 28: $\text{Như bạn thấy, đề bài cho hai dữ kiện đó là đường thẳng d: x-y+1=0 và }$
$w = z^2 + 5$ $\text{là số thuần ảo}$
$\text{Đề bài yêu cầu tìm phần thực của số phức z}$
$\text{Thế nhưng, để tìm phần thực thì ta phải tìm hẳn ra z (gồm cả phần thực và phần ảo).}$
$\text{Hay nói chung quy lại, mục đích chính của chứng ta là tìm z (còn cái tìm phần thực}$
$\text{ của đề bài có vẻ như chỉ là một cách để người ra đề chống học sinh}$
$\text{thử ngược vào đáp án thôi)}$
Ta hãy thử phân tách dữ kiện $w = z^2 + 5$
$\text{Đặt số phức z = a+bi}$
$=> w = (a+bi)^2 + 5$ $\text{(đến đây thì ta cứ phá ngoặc rồi rút gọn để tìm thêm thông tin)}$
$=> w = a^2 + 2abi + (bi)^2 + 5= a^2 + 2abi + b^2 .i^2 + 5$
$=> w = a^2 + 2abi + b^2 .(-1) + 5 = a^2 + 2abi - b^2 + 5$
$=> w = (a^2 - b^2 + 5) + 2abi$
$\text{Đến đây chúng ta đã khai triển ra một số phức mới là}$ $w = (a^2 - b^2 + 5) + 2abi$
$\text{Mà như bạn đã biết, số phức bao gồm phần thực và phần ảo, trong đó phần thực}$
$\text{là phần đứng riêng rẽ, chỉ đơn giản là một số nào đó thôi, còn phần ảo bao gồm}$
$\text{một số đi kèm với chữ i)}$
$\text{=> w phần thực là}$ $(a^2 - b^2 + 5)$ $\text{và phần ảo là 2ab}$
$\text{Đề bài có nói tới w là số thuần ảo, vậy nên w chỉ chứa mỗi phần}$
$\text{ ảo thôi(phần dính liền với chữ i)}$
$\text{Giả sử ví dụ h = t + ki là số thuần ảo; => h chỉ tồn tại mỗi phần dính với i thôi (tức là ki)}$
$\text{mà h = t + ki lại có số t sau đó; chỉ để h là số thuần ảo, thì t phải bằng 0 (hay là}$
$\text{phần thực phải bằng 0) để khi đó h mới bằng ki (chỉ chứa mỗi phần dính liền với chữ i)}$
$\text{Từ đó để số phức $w = (a^2 - b^2 + 5) + 2abi$ là số thuần ảo}$
$\text{=> w chỉ có duy nhất phần dính liền với chữ i, còn phần thực (số đứng riêng}$
$\text{rẽ) phải bằng 0}$
$=> a^2 - b^2 + 5 = 0$
$\text{Giờ hãy đặt dữ kiện này là (1);}$
$\text{Chúng ta vẫn còn một sữ kiện chưa khai thác đó là : }$
$\text{Z có đường biểu diễn trên mặt phẳng tọa độ thuộc đường thẳng d: x-y+1=0}$
$\text{Ta có z =a +bi là số phức thì điểm biểu diễn của số phức}$
$\text{ trên hệ tọa độ là (a;b) (theo lý thuyết trong sgk)}$
$\text{Vậy điểm (a;b) thuộc d: x-y+1=0}$
$\text{Thay (a;b) vào d: x-y+1=0; =>a-b+1=0}$
$\text{Gọi dữ kiện này là (2)}$
$\text{Ta đã tìm được ra hai dữ kiện (1) và (2) gồm}$
$a^2 - b^2 + 5 = 0$ $\text{và a-b+1=0}$
$\text{=> Để tìm rõ ra a và b, ta giải hệ phương trình là được (ở đây mình xin}$
$\text{ dùng phương pháp thế)}$
$\text{vì a-b+1=0; => a = b-1}$
$\text{Thay a=b-1 vào}$ $a^2 - b^2 + 5 = 0$
$=> (b-1)^2 - b^2 + 5 = 0$
$<=> b^2 - 2b + 1 - b^2 + 5 = 0;\ <=>- 2b + 1 + 5 = 0;\ <=> b = 3$
$\text{=> a = b - 1 = 3 - 1 = 2;}$
$\text{=> a = 2 và b = 3; => số phức z là 2 + 3i}$
$\text{Đề bài yêu cầu tìm phần thực của số phức z; => phần thực = 2}$
$\text{=> Chọn A}$
--------------------------------------------------------------------------
Câu 29: $\text{Gọi tâm đường tròn C (tức là phần giao giữa mặt cầu}$
$\text{và mặt phẳng theo đề bài) là O.}$
$\text{Đề bài yêu cầu tính diện tích xung quanh của hình nón có đỉnh I (Đỉnh này lại}$
$\text{vô tình cũng là tâm của mặt cầu :)) và đáy là đường tròn C}$
$\text{Ta có công thức tính diện tích xung quanh của hình nón là:}$
$\text{ S = π. R. l (với R là bán kính và l là đường sinh)}$
$\text{Gọi điểm nối từ O ra ngoài viền mặt cầu là H}$
$\text{Nhìn vào hình, ta thấy OH là bán kính đáy còn IH là đường sinh}$
$\text{Vậy mục tiêu chỉ là cần tìm OH và IH, từ đó suy ra diện tích}$
$\text{ xung quanh hình nón là xong :))}$
$\text{Mà nếu nhìn kỹ ta lại thấy IH lại là bán kính của hình cầu đã cho}$
$\text{=> Tìm R của hình cầu S:}$ $(x-2)^2 + (y+1)^2 + z^2 = 12$
$\text{=> R = √12; => IH = √12}$
$\text{Mục tiêu còn lại cuối cùng của chúng ta là đi tìm OH}$
$\text{Làm thế nào để tìm OH ???}$
$\text{Chúng ta có thể gán OH vào một tam giác nào đó (vuông}$
$\text{ càng tốt), từ đó dùng các hệ thức như pitago, gây các hệ thức lượng để tìm }$
$\text{Ta dễ thấy: đó chính là tam giác IOH}$
$\text{Nhưng trong tam giác đó, chúng ta mới chỉ biết mỗi IH = √12}$
$\text{Chúng ta cần tìm thêm thông tin trong tam giác đó (có thể}$
$\text{là các góc trong tam giác đó, hoặc là cạnh IO. Tất nhiên không phải là cạnh OH}$
$\text{vì đó là cái đich đến mà chúng ta cần tìm mà, nếu biết rồi thì xét tam giác làm gì}$
$\text{nữa cho tốn thời gian :)))}$
$\text{Ta lại thấy khoảng cách từ điểm I (tâm của mặt cầu) tới mặt phẳng P lại chính là cạnh IO}$
$\text{=>Với điểm I(2;-1; 0) (lấy từ mặt cầu S) và mặt phẳng (P) 2x-y+2z+1=0}$
$\text{ta có khoảng cách là: d(I; mp(P)) =}$ $\dfrac{|2.2-(-1)+2.0+1|}{\sqrt[]{2^2+(-1)^2+2^2}}=2$
$\text{=> IO = 2;}$
$\text{Vậy xét tam giác vuông IOH có IO =2 và IH = √12 mà ta vừa mới tìm được:}$
$\text{theo pitago}$: $IO^2 + OH^2 = IH^2$
$<=> OH^2 = IH^2 - IO^2 = √12^2 - 2^2 = 8$
$=> OH = √8 = 2√2$
$\text{Vậy trong hình nón đã tìm được bán kính đáy là OH= 2√2 và đường sinh IH = √12}$
$\text{=> Diện tích xung quanh là: S = π.R.L = π.2√2.√12 = 4√6 π}$
$\text{=> Chọn C}$
------------------------------------------------------------------------------------
|
|
|
|
|
Mình xin bonus thêm cho bạn cách giải trắc nghiệm câu 27 (cách này có thể áp dụng với mấy bài vận dung cao, phức tạp :vv )
Bài 27: (cách 2):
$\text{Như bạn đã biết f(x) nó có thể luôn là một hàm số nào đó:}$
$ax + b; ax^2 + bx + x; ax^4 + bx^7 + d; \dfrac{ax+b}{cd+d};.....$
$\text{Vậy thì theo mình biết hàm số đơn giản nhất là f(x) = ax + b}$
$\text{Vậy thì tại sao không thay ax+b vào f(x) trên đề bài từ đó suy ra a, b;}$
$\text{Từ đó chỉ cần lắp a, b vào cái mà người ta yêu cầu là xong}$
$\text{Từ đó ta có}$ $\int\limits^1_{-1} {f(x)} \, dx=6$
$<=>\int\limits^1_{-1} {ax+b} \, dx=6$
$<=> (\dfrac{ax^2}{2}+bx)\bigg|^1_{-1}=6$
$<=> \dfrac{a.1^2}{2}+b.1-\bigg(\dfrac{a.(-1)^2}{2}+b.(-1)\bigg)=6$
$<=> \dfrac{a}{2}+b-\bigg(\dfrac{a}{2}-b\bigg)=6$
$<=> b = 3$
$\text{Vậy khi f(x) có dạng ax + b thì để thỏa mãn}$ $\int\limits^1_{-1} {f(x)} \, dx=6$
$\text{=> b = 3 còn a có thể là một số bất kì}$
$\text{Thử đặt bừa một số a nào đó ,giả sử a = 7 (vì không thuộc vào a nên}$
$\text{đặt a bằng mấy không quan trọng; miễn đặt là được)}$
$\text{Khi đó ta đã tìm được f(x) thỏa mãn là f(x) = 7x + 3}$
$\text{Từ đó chỉ cần thay vào cái yêu cầu người ta cần tìm là xong:}$
$I=\int\limits^1_0 {f(2x-1)} \, dx=\int\limits^1_0 {(7.(2x-1)+3)} \, dx$
$\text{Bấm máy, được I = 3; => Chọn B}$
--
$\text{Nói tóm lại, cách này là đặt f(x) = ax+b (hoặc là một hàm khác}$
$\text{nếu ax+b không thỏa mãn, cái này phải tùy cơ ứng biến), rồi suy}$
$\text{ra a và b; rồi thay vào cái người ta yêu cầu tìm là được}$
$\text{Vì là cách trắc nghiệm nên bạn đừng dùng cách này làm bài}$
$\text{trên lớp vì sẽ bị thầy cô chửi đó. Cách này chỉ dùng khi bạn bí}$
$\text{ý tưởng với những bài nguyên hàm thực sự phức tạp, mình vẫn}$
$\text{khuyến khích bạn dùng cách đầu tiên hơn để nắm rõ bản chất)}$
------
$\text{P/s: Chúc bạn học tốt}$
Toán học là môn khoa học nghiên cứu về các số, cấu trúc, không gian và các phép biến đổi. Nói một cách khác, người ta cho rằng đó là môn học về "hình và số". Theo quan điểm chính thống neonics, nó là môn học nghiên cứu về các cấu trúc trừu tượng định nghĩa từ các tiên đề, bằng cách sử dụng luận lý học (lôgic) và ký hiệu toán học. Các quan điểm khác của nó được miêu tả trong triết học toán. Do khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều khoa học, toán học được mệnh danh là "ngôn ngữ của vũ trụ".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247