Bài Làm :
- Nói giảm, nói tránh còn được gọi là "nhã ngữ", "khinh ngữ" hoặc "uyển ngữ"
- Khái niệm : Là dùng cách diễn đạt uyển chuyển, tế nhị, giảm nhẹ mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, sự việc hay hiện tượng sao cho nhẹ nhàng, mềm mại hơn để tránh gây cảm giác đau buồn quá mức, ghê sợ, nặng nề và tránh thô tục, bất lịch sự.
- Ví dụ :
+ Em ấy đã bị khiếm thị từ khi còn nhỏ.
+ Ông ấy được mai táng tại quê nhà.
Nói giảm, nói tránh còn được gọi là nói bớt
Nói giảm, nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề, tránh thô tục, mất lịch sự.
Dấu hiệu nhận biết biện pháp nói giảm, nói tránh: Nếu trong câu có các từ ngữ diễn đạt tế nhị, tránh nghĩa thông thường của nó.
Ví dụ nói giảm nói tránh
Ví dụ
Bác đã đi rồi sao Bác ơi
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
( Trích bài thơ Bác ơi – Tố Hữu)
Từ “đi” là phép tu từ nói giảm nói tránh được sử dụng thay cho từ “chết” để tránh cảm giác đau thương, mất mát cho người dân Việt Nam.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247