Câu 3:
Trong những câu tục ngữ em thích nhất là câu tục ngữ nói về kinh nghiệm đời sống: "Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt". Đây là 1 câu tục ngữ lí thú và bổ ích về kinh nghiệm đời sống của người dân. Vòa mỗi dịp tháng 7 hàng năm nếu như thấy kiến bò thành đàn nhiều bất thường trong nhà thì đó là dấu hiệu của lũ lụt. Nhờ vào sự quan sát từ lâu rồi truyền miệng cho nhau, nhân dân ta đã đúc rút được kinh nghiệm đó và truyền lại cho con cháu. Em thấy câu tục ngữ rất hay và bổ ích cho cả bản thân em và mọi người xung quanh.
Câu 3: - Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển (bò) thì khả năng sắp có mưa lớn và lụt lội xảy ra.
- Kiến là loại côn trùng nhạy cảm. Khi sắp có mưa lụt, chúng thường di chuyển tổ lên chỗ cao, vì vậy chúng bò ra khỏi tổ. (Trước trận mưa rào, Trần Đăng Khoa quan sát thấy: kiến/ hành quân/ đầy đường.)
– Câu tục ngữ được đúc kết từ quan sát thực tế, nó nhắc nhở về ý thức phòng chống bão lụt, loại thiên tai thường gặp ở nước ta.
Câu 4:
– Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày.
– Bằng lối nói ngắn gọn, có vần, nhịp, giàu hình ảnh, những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu mà nhân dân ta quan sát, tích lũy được trong lao động, đấu tranh với thiên nhiên.
– Trong tục ngữ, các vế câu đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung. Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh. Lời trong tục ngữ cô đọng, mỗi lời như dồn nén, không có từ thừa.
– Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có hai mảng lớn: tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, tục ngữ về con người và xã hội.
+ Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những kinh nghiệm lâu đời của nhân dân và có tính chất tập thể rút ra trong quá trình quan sát các hiện tượng thiên nhiên, quá trình dùng sức người biến đổi thiên nhiên, quá trình xây dựng kĩ thuật sản xuất.
+ Tục ngữ về con người và xã hội: giúp chúng ta có thể hiểu nhân dân ta trong những thời kì lịch sử trước đây đã sống và đấu tranh như thế nào? Có những phong tục, tập quán, thị hiếu như thế nào?
– Xét về nội dung và hình thức, tục ngữ vừa là một thể loại của sáng tác nghệ thuật dân gian, vừa là lối nhận thức đặc biệt của con người, dựa trên cơ sở của tư duy hình tượng.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247