“ Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh Khuya của Hồ Chí Minh"
Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới, là nhà thơ lớn của dân tộc, vừa có tâm hồn thi sĩ vừa có tâm hồn chiến sĩ. Người đã để lại cho đời nhiều tác phẩm văn học có giá trị lớn, nhiều bài thơ hay, trong đó có bài “Cảnh khuya”. Bài thơ được sáng tác trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ( năm 1947). Bài thơ đã để lại trong em những cảm xúc sâu sắc về tình yêu thiên nhiên hòa quyện trong tình yêu đất nước mãnh liệt của Bác.
Qua khúc xạ cảm nhận của Hồ Chí Minh, bức tranh thiên nhiên hiện lên thật hùng vĩ và thơ mộng, sinh động và huyền ảo trong đêm trăng ở núi rừng Việt Bắc:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lông hoa”.
Khi miêu tả tiếng suối, Người đã dùng nghệ thuật so sánh giữa “Tiếng suối trong” với “ tiếng hát xa” gợi lên âm thanh trầm bổng, du dương của đêm rừng yên tĩnh. Câu thơ đầu tiên được ngắt nhịp 3/4 để nhấn từ “trong” và kết thúc câu thơ là vầ “a” làm cho câu thơ trở nên ngân nga, vang vọng giữa không gian tĩnh mịch của núi rừng Việt Bắc. Hình ảnh đó làm cho ta liên tưởng đến những câu thơ đặc sắc trong bài “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi :“Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”. Nếu Nguyễn Trãi so sánh “ tiếng suối” như “tiếng đàn cầm” thì Hố Chí Minh lại so sánh “tiếng suối” với “tiếng hát”. Cách so sánh của Bác Hồ làm cho thiên nhiên tĩnh lặng nhưng không hiu quạnh mà ấm áp tình người. Giữa con người và thiên nhiên có sự tương tác giao hòa.
Đi cùng với tiếng suối ngân nga là ánh trăng ngần, khiến cho khung cảnh trở nên huyền ảo, thơ mộng. “ Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”. Hình ảnh ở câu thơ thứ hai càng đặc sắc hơn vì ở đó, vừa có chiều cao của nhiều tầng không gian , vừa có nhiều đường nét, hình ảnh đan lồng lung linh. Códáng hình vươn cao tỏa rộng của vòm cổ thụ, ở trên cao lấp loáng ánh trăng. Có bóng lá, bóng cây, bóng hoa in vào khóm hoa, in lên mắt đất thành những bông hoa thêu dệt. Bức tranh chỉ có hai gam mầu đen-trắng, sáng-tối mà tạo nên vẻ lung linh, chập chờn lại ấm áp, hòa hợp bởi âm hưởng của điệp từ “lồng” trong một câu thơ.
Qua hai câu thơ trên, với bút pháp tuyệt vời của Bác Hồ, một bức tranh thiên nhiên ở núi rừng Việt Bắc hiện lên rất cổ kính nhưng ấm áp tình người. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Câu thơ thứ ba mang tính chuyển ý. Nếu chỉ dừng lại ở đây thì ta có thể hiểu Bác chưa ngủ vì Bác đang ngắm cảnh đẹp của thiên nhiên, tâm hồn người thi sĩ đang rung động, say mê trước cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Phải chăng thiên nhiên đẹp như bức tranh lung limh, chập chờn mà ấm áp, hòa quyện mà quấn quýt kia khiến cho người “ chưa ngủ” được! Liệu có phải như thế chăng? Ta hãyđọc tiếp câu thơ cuối cùng trong bài thơ mới hiểu rõ tâm trạng thao thức của Bác, mới thấy được vẻ đẹp và chiều sâu trong tâm hồn nhà thơ. Nếu từ “ chưa ngủ” ở câu thơ thứ ba được đặt ở cuối câu thì đến câu thứ tư, từ “chưa ngủ” được nhắc lại ở đầu câu. Điệp từ “chưa ngủ” khép lại cảnh mở ra tình, khẳng định: Người chưa ngủ vì lo cho vận mệnh của đất nước. Sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp sống còn của dân tộc là nỗi lo canh cánh khôn nguôi trong cuộc đời của Bác Hồ. Đó là lòng yêu thiên nhiên sâu sắc hòa quyện với lòng yêu nước nồng nàn, lòng thương dân tha thiết đã thể hiện rất đậm nét trong con người vĩ đại: Hồ Chí Minh. Thật đúng như thế! “Đêm nay Bác không ngủ” . Bác đi “rém chăn”, Bác “nhón chân nhẹ nhàng” để chăm sóc giấc ngủ cho chiến sĩ. “ Bác thương đoàn dân công” ngủ không chăn, không chiếu trong đêm rừng, mưa dầm, gió bấc. Cám ơn nhà thơ Minh Huệ đã kể lại câu chuyện vô cùng tuyệt vời về tình thương yêu con người của Bác Hồ và khẳng định:
“…Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ chí Minh.”
Bác là Hồ Chí Minh, người cha già kính yêu của nhân dân Việt Nam. Cả cuộc đời của Người luôn luôn lo cho dân cho nước. Trọn cuộc đời của Người là vì nước, vì dân. Người khẳng định: “ Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu nhiều đau khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, tôi ngủ không yên”.
Tóm lại, “Cảnh khuya”, một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, một tấm lòng yêu nước thương dân cao cả của Bác Hồ, luôn để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Ở đây là sự hòa quyện giữa tâm hồn nghệ sĩ với thiên nhiên, là sự giao cảm giữa tâm hồn người nghệ sĩ với tâm hồn người chiến sĩ. Đó là đặc điểm phong cách nổi bật trong thơ Hồ Chí Minh.
Bài thơ được sáng tác năm 1947, giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vô cùng gian khổ.Nhưng trong hoàn cảnh ấy, Người vẫn thả tâm hồn vào thiên nhiên, ngắm nhìn những vẻ đẹp của tạo hóa, điều đó làm cho ta thật ngưỡng mộ biết bao phong thái ung dung lạc quan cách mạng của Hồ Chí Minh. Hiện nay, em còn là học sinh, phải học tập và rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng để trở thành con ngoan trò giỏi, để sau này xây dựng quê hương đất nước giầu mạnh, hưng thịnh hơn.
1. Mở bài
2. Thân bài
a. Bức tranh thiên nhiên cảnh khuya nơi chiến khu Việt Bắc
⇒ Cảnh vật thiên nhiên hiện lên mang vẻ đẹp của sự trầm mặc, huyền ảo của ánh trăng khuya. Nó không chỉ có màu sắc vàng yên ả mà nó còn có âm thành của tiếng suối chảy róc rách trong trẻo như tiếng hát vỏng lại từ phía xa.
b. Tâm trạng nhà thơ
⇒ Trái ngược với sự hài hòa của thiên nhiên là tâm trạng đầy âu lo của nhà thơ, lo ngày mai chiến tranh, lo ngày mai có giành được độc lập cho dân tộc hay không.
c. Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
3. Kết bài
Bài thơ vừa vẽ lên bức tranh thiên nhiên tại chiến khu Việt Bắc hiền hòa với màu sắc của ánh trăng, sống động trong trẻo với âm thanh của tiếng suối, lại vừa thể hiện tâm trạng âu lo của nhà thơ qua đó thấy được tấm lòng đối với thiên nhiên và con người của nhà thơ vĩ đại.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247