Bao bì ni lông được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều dùng vì sự tiện lợi của nó mà không hề biết hậu quả mà nó ảnh hưởng rất lớn đối với môi trường và sức khỏe con người.
Ta không quá khó để tìm thấy một bao bì ni lông trên khắp mọi nơi. Quanh các khu chợ người mua kẻ bán đều dùng túi ni lông để đựng hàng hoá của mình. Các khu dân tập kết rất nhiều rác thải túi ni lông do các hộ gia đình sử dụng. Mua cá, mua thịt dùng túi ni lông để đựng, mua rau, mua quả cũng sử dụng túi ni lông, mua trà sữa, cà phê, nước uống mang về cũng không thể thiếu túi ni lông. Dường như, nó trở thành một vật dụng tất yếu phục vụ đời sống con người. Theo con số điều tra gần đây, trung bình cứ một người bán thịt một ngày dùng 1kg túi ni lông, một khu chợ xép nhỏ hàng ngày cũng thải ra đến 300kg túi ni lông. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc trung bình cứ một người thì một ngày sử dụng tám túi ni lông, một phút có khoảng một triệu túi ni lông được dùng, một năm khối lượng túi mà còn người thải ra đủ đề bao quanh trái đất bốn lần với con số lên đến vài trăm tỉ chiếc túi . Ở Việt Nam, khắp các nơi từ thành thị đến nông thôn, lượng rác thải từ túi ni lông thải ra vô cùng lớn, đặc biệt tại hai thành phố lớn tập trung đông dân cư là Hồ Chí Minh, Hà Nội mỗi ngày thải ra hàng trăm tấn túi ni lông.
Đặc biệt, đáng báo động là tình trạng người dân vứt túi ni lông vô tội vạ khắp nơi, ngang đâu vứt đấy gây nghiêm trọng. Tác hại của túi ni lông đến môi trường là vô cùng lớn. Đặc tính của loại túi này là khả năng phân hủy trong môi trường không cao, chúng phải mất hàng nghìn năm mới có thể tự phân hủy được. Bởi vậy, khi chúng bị thải ra môi trường gây ngăn cản sự sinh trưởng của các loài thực vật, hạn chế khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ môi trường của cây trồng dẫn đến năng suất thấp, thậm chí cây trồng có thể bị bệnh và chết khi chưa ra hoa, kết quả. Đồng thời, ở một số nơi lượng rác thải quá lớn, cỏ cây bị ngăn cản không có khả năng bám chặt vào đất dẫn đến tình trạng gãy đổ, xói mòn đất đai khi mưa lớn lũ về. Mặt khác, lượng túi ni lông thải xuống sông biển lớn mà chưa được phân hủy kịp thời, gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường biển, các loài sinh vật dần mất đi môi trường sống của mình, khiến cho tình trạng cá tôm chết hàng loạt nổi lềnh bềnh trên các sông hồ vẫn diễn ra ngày ngày. Túi ni lông vứt ngang nhiên giữa đường sá cũng gây cản trở giao thông lớn, vào mùa mưa, chúng là nguyên nhân gây tắc nghẽn các đường ống thoát nước gây ngập lụt trên diện rộng, đặc biệt là ở những thành phố lớn.
Bao bì ni lông không chỉ hủy hoại môi trường sống của sinh vật mà còn là tác nhân bào mòn sức khoẻ con người. Trong túi ni lông có chứa các kim loại, khi dùng làm túi chuyên dụng đựng đồ ăn, thức uống có thể đầu độc cơ thể đặc biệt là não bộ và là tác nhân gây nên bệnh ung thư, suy giảm miễn dịch cơ thể. Một số gia đình lựa chọn cách đốt bỏ túi ni lông nhưng không hề biết rằng trong khi đốt bỏ loại túi này, trong khói có chứa chất độc đi-ô x-xin gây nên các bệnh về hô hấp như khó thở, ho ra máu và các dị tật cho trẻ.
Hậu quả khôn lương từ bao bì ni lông, một vật dụng tưởng như nhỏ bé ấy nhưng khiến không ít các quốc gia phải trăn trở để tìm ra giải pháp phù hợp để ngăn chặn chúng "hoành hành" trong đời sống. Hiện nay, một số nước như Thụy Điển, Trung Quốc, Hoa Kỳ đã ra lệnh cấm sử dụng bao bì ni lông. Nước ta cũng cần đề ra những giải pháp quán triệt sử dụng bao bì ni lông đúng cách, nêu có thể nên đề ra luật cấm sử dụng bao bì ni lông trong đời sống là tối ưu nhất. Tổ chức các cuộc thi, các cuộc vận động tìm hiểu về tác hại của bao bì ni lông, nâng cao ý thức của mỗi người trong việc sử dụng túi ni lông. Khuyến khích người dân sử dụng bao bì tự hủy sinh học thay thế các loại ni lông này. Trong nhà trường, thầy cô phải là tấm gương sáng về bảo vệ môi trường, là người bạn đồng hành cùng học sinh trong việc thực hiện các chiến dịch "Hành động vì môi trường", "Nói không với ni lông",...cùng trao đổi với học sinh những giải pháp tối ưu giúp hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng túi ni lông trong đời sống. Mỗi cá nhân, đặc biệt là các bà, các mẹ nội trợ trong gia đình nên thay thế túi ni lông bằng các làn, các túi giấy để đi chợ, các hộp nhựa để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh.
Từ bỏ một thói quen là điều không dễ nhưng để hình thành một thói quen mới và tốt cho bản thân và xã hội thì đó là điều nên làm. Để có thể sống trong một môi trường lành mạnh và an toàn, chúng ta phải hành động ngay từ bây giờ.
https://thuthuat.taimienphi.vn/thuyet-minh-ve-tac-hai-cua-bao-bi-ni-long-va-giai-phap-han-che-su-dung-bao-bi-ni-long-52446n.aspx
Sau khi tìm hiểu về tác hại cũng như giải pháp hạn chế sử dụng bao bì ni-lông qua bài Thuyết minh về tác hại của bao bì ni lông và giải pháp hạn chế sử dụng bao bì ni lông, các em có thể tìm đọc: Thuyết minh về phong tục cổ truyền ngày Tết, Thuyết minh về văn miếu Quốc Tử Giám, Thuyết minh về vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, Thuyết minh về phong tục cổ truyền ngày Tết, Thuyết minh về một Di Tích Lịch Sử Đền Hùng - Đất Tổ của con Rồng cháu Tiên
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Những ngày qua, nhiều trường học trên địa bàn TP Hà Nội đã đẩy mạnh việc “tuyên chiến” với rác thải nhựa. Đơn cử, trường THPT Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng) đã gửi thông điệp mới nhất của trường tới các phụ huynh, nhà trường kêu gọi giáo viên và học sinh không dùng túi nilon để bọc sách vở.
Trao đổi với phóng viên, cô giáo Vũ Thị Hậu - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa, chúng tôi đã tuyên truyền và khuyến khích học sinh không sử dụng các vật dùng một lần bằng nhựa mà thay vào đó là dùng cốc thủy tinh hay những sản phẩm thân thiện với môi trường, vừa tiết kiệm lại có tính hữu dụng cao.
Nước uống đảm bảo ATVSTP cho học sinh trường Tiểu học Nam Thành Công, quận Đống Đa. Ảnh: Chiến Công
"Nhà trường cũng khuyến khích học sinh không bọc sách vở bằng bìa nilon bán sẵn, mà có thể bọc bằng giấy báo hoặc dán mép bìa sách. Đây là một hành động đẹp, thiết thực được các bạn học sinh cũng như phụ huynh hưởng ứng nhiệt tình" - cô giáo Vũ Thị Hậu chia sẻ thêm.
Vừa qua, một nhóm học sinh lớp Lý 1 khóa 1720 của trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam đã xây dựng dự án “The Plastic Hero” dự án bảo vệ môi trường, đặc biệt về các vấn đề liên quan đến rác thải nhựa. Dự án với mục đích nâng cao nhận thức cộng đồng, nhất là giáo dục các em nhỏ, tạo nguồn động lực cho phụ huynh khuyến khích thế hệ tương lai về trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Cùng hưởng ứng phong trào đó, rất nhiều trường tiểu học trên địa bàn TP đã tích cực tham gia như trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, trường Liên cấp Tiểu học & THCS Ngôi sao Hà Nội…
Đáng chú ý, trong chương trình Lễ khai giảng năm học mới năm nay, các trường còn có thông điệp bảo vệ môi trường. Hiệu trưởng trường THCS - THPT Lê Quý Đôn (quận Nam Từ Liêm) Nguyễn Quốc Bình cho biết, lễ khai giảng năm nay, trường đề nghị học sinh không sử dụng chai nhựa dùng một lần.
Hưởng ứng bảo vệ môi trường, Chủ tịch HĐQT trường THCS - THPT Marie Curie Nguyễn Xuân Khang cho biết, trường sẽ tổ chức lễ khai giảng đặc biệt, theo đó, HS sẽ không thả bóng bay. Nhà trường cũng kêu gọi học sinh, phụ huynh không sử dụng chai nhựa dùng một lần, túi bóng… trong sinh hoạt hàng ngày.
Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực nêu trên, hiện vẫn còn nhiều trường, nhiều cá nhân chưa nhận thức rõ về vấn đề này. Việc sử dụng bìa nilon bọc sách vở đang được dùng khá phổ biến, rộng rãi tại các trường học, mà không nhận thức rõ được tác hại của nó đến môi trường. Nhiều phụ huynh vẫn mua về bọc sách vở cho con vì sự tiện lợi, nhanh gọn mà bìa bọc nilon mang lại. Có cung ắt có cầu nên tại các hiệu sách, cửa hàng văn phòng phẩm được bày bán tràn lan các đồ dùng từ nhựa, bìa bọc nilon với nhiều mẫu mã bắt mắt.
Theo chia sẻ của một người bán hàng trên phố Phạm Ngọc Thạch, vào đầu năm học số lượng đồ dùng học tập được bán ra tăng nhiều lần so với trong năm, số lượng bìa bọc nilon được nhập về rất lớn mà đa phần đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng bởi sự tiện lợi và hữu dụng của nó.
Nói không với rác thải nhựa là một vấn đề không chỉ ngày một ngày hai có thể làm được, không chỉ một cá nhân hay tập thể hưởng ứng mà nó cần được nhân rộng hơn nữa, cần sự chung tay của cả cộng đồng. Hi vọng với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, ý thức của mỗi người dân đang được nhen lên từ những việc nhỏ trong cộng đồng giúp lan tỏa ý thức cùng nhau giảm thiểu túi nilon, rác thải nhựa ra môi trường.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247