câu 1:
về phần thuận lợi và khó khăn:
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là yêu cầu tất yếu ở nước ta, ở tỉnh Ninh Bình1. Khái niệm về nông nghiệp công nghệ caoNông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp ứng dụng những công nghệ mới vào trong sản xuất. Các công nghệ đó bao gồm tự động hóa, cơ giới hóa các khâu của sản xuất nông nghiệp, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, các giống vật nuôi, cây trồng mới có năng suất và chất lượng cao, phát triển bền vững cơ sở canh tác hữu cơ (Theo Vụ Khoa học công nghệ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).2. Đặc trưng của nền nông nghiệp công nghệ caoVốn đầu tư lớn, thu hồi lớn; ứng dụng giàu tri thức; thị trường tập trung chủ yếu vào một số ít công ty lớn do đòi hỏi công nghệ cao và vốn đầu tư lớn; xây dựng các xí nghiệp nông nghiệp kiểu mới; thường tập trung vào các lĩnh vực tạo giống mới qua kỹ thuật di truyền, công nghệ gen, sử dụng kỹ thuật mới trong nhân giống; quy trình chăn nuôi gia súc hoàn toàn tự động và được kiểm soát chặt chẽ; phát triển các nguồn năng lượng mới có thể dựa trên cây trồng và tảo, chú trọng sản xuất cồn và nguyên liệu thay thế dầu hỏa. Sản xuất thức ăn nhân tạo cho người và gia súc bao gồm các loại thức ăn giàu đạm bằng việc thăm dò các nguồn đạm đơn bào, công nghệ lên men với các dòng vi sinh vật có hiệu quả cao, sản xuất các lá protein ăn được và sản xuất hàng loạt các amino acid bằng kỹ thuật lên men và kỹ thuật di truyền vi sinh vật. Mở ra những công nghiệp mới, chú trọng khai thác đại dương, tổng hợp khoa học không gian và khoa học nông nghiệp…3. Nhiệm vụ chủ yếu của phát triển nông nghiệp công nghệ caoTạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp. Chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao. Trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao. Phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi. Thu hoạch và bảo quản, chế biến nông sản đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Phát triển dịch vụ công nghệ cao phục vụ nông nghiệp như: Xác lập thị trường và phân phối sản phẩm; quản lý sản xuất kinh doanh, xây dựng thương hiệu và hoạt động Marketing theo phương thức trực tuyến. Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao.II. Thực trạng phát triển nông nghiệp ở tỉnh Ninh Bình1. Kết quả đạt đượcTổng diện tích gieo trồng bình quân giai đoạn 2011- 2016 dao động quanh 110 nghìn ha. Trong đó, cây lúa chiếm hơn 70%, số còn lại là diện tích trồng ngô, rau màu các loại, cây ăn quả và cây công nghiệp hàng năm. Cây lương thực (lúa, ngô) giữ vai trò chủ đạo, giá trị sản xuất cây lương thực chiếm tỷ trọng cao nhất 65%, rau đậu chiếm 15%, cây công nghiệp lâu năm 1%, cây công nghiệp hằng năm 9,0%, cây ăn quả 10%. Năng suất lúa chất lượng cao luôn ổn định từ 55-60 tạ/ha, có nơi đạt mức 63 tạ/ha vụ chiêm xuân tại các huyện Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn.Cùng với trồng trọt, lĩnh vực chăn nuôi giai đoạn 2011 - 2016 phát triển khá, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt hơn 1,9%/năm. Nhiều kỹ thuật mới về giống, thức ăn, thuốc thú y và các phương thức chăn nuôi mới được ứng dụng vào sản xuất. Ninh Bình đã hình thành nhiều trang trại chăn nuôi lợn hướng nạc, gia cầm, thủy cầm với quy mô lớn ở hầu hết các huyện, thành phố của tỉnh, nhất là thành phố Tam Điệp, các huyện Yên Khánh, Yên Mô, Nho Quan, Gia Viễn bằng phương thức nuôi công nghiệp, bán công nghiệp đang được mở rộng, vừa giải quyết được việc làm cho người lao động vừa đem lại hiệu quả cho người sản xuất.Những năm qua, trên địa bàn tỉnh, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, biện pháp thâm canh, ...đã được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, góp phần quan trọng nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và hiệu quả sản xuất, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị canh tác, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo tiền đề cho việc phát triển nông nghiệp hàng hóa. Cụ thể:Về trồng trọt, đã thử nghiệm, ứng dụng đưa vào sản xuất đại trà các giống lúa chất lượng cao Bắc thơm số 7, nếp, ĐS1, JO2...; giống cà chua Savior; ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI, sản xuất rau, hoa trong nhà lưới, nhà màng sử dụng hệ thống tưới bán tự động cũng đã bắt đầu được áp dụng trong sản xuất rau và hoa. Một số hộ nông dân, chủ trang trại đã đầu tư lắp đặt hệ thống tưới phun mưa, giảm công lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm nước giúp cây trồng phát triển thuận lợi làm tiền đề cho năng suất cao. Cơ giới hóa trong sản xuất được áp dụng phổ biến trong sản xuất lúa, theo kết quả điều tra hiện nay toàn tỉnh có 2.799 máy làm đất đã đáp ứng được hơn 90% nhu cầu làm đất.Về chăn nuôi, đã có nhiều tổ chức, cá nhân ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới như: Công nghệ chuồng kín với hệ thống làm mát, điều khiển nhiệt độ chuồng nuôi, máng ăn và nước uống tự động; các tiến bộ kỹ thuật trong lai tạo giống vật nuôi như: giống lợn siêu nạc cao sản 3-4 máu ngoại, giống gà, vịt, ngan siêu thịt, siêu trứng; xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ bể bioga, chế phẩm vi sinh; công nghệ tự động hóa trong nuôi gà đẻ trứng.Về thủy sản, một số cơ sở sản xuất con giống trên địa bàn tỉnh đã áp dụng công nghệ sản xuất cá giống bằng công nghệ sử dụng hoocmon để sản xuất giống cá rô phi đơn tính, sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất giống, sản xuất giống Ngao trong bể bạt dung tích lớn.... Bước đầu đã có các hộ ứng dụng công nghệ nuôi cá thâm canh có sử dụng sục khí, quạt nước, chế phẩm vi sinh trong xử lý môi trường ao nuôi, với một số đối tượng cá nuôi như: Tôm, cá trắm, rô phi,... đem lại hiệu quả kinh tế cao. Một số hộ dân trên địa bàn tỉnh đã nghiên cứu, học tập kinh nghiệm và nuôi thử nghiệm thành công cá lồng trên hồ Yên Thắng, sông Đáy, nuôi cá ao nổi trên vùng ruộng trũng, nuôi tôm siêu thâm canh trong ao nhỏ theo công nghệ Việt - Úc.2. Những trở ngại, khó khăn, vướng mắcĐể phát triển nông nghiệp công nghệ cao Chính phủ và nhiều địa phương xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư vào địa bàn. Nhưng khó khăn là hầu như các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và các doanh nghiệp khác chưa có đầy đủ các yếu tố về vốn, thị trường, công nghệ, kiến thức … để tiếp cận các ưu đãi. Thực tế, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao chỉ mới dừng ở một số mô hình sản xuất nhỏ, tập trung ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, đầu tư hạ tầng thiết yếu, chưa thể ứng dụng quy trình canh tác tiên tiến rộng rãi, công nghệ tự động hóa … vào sản xuất kinh doanh.Hiện nay, khó khăn phải kể đến nữa là thiếu quỹ đất sạch và diện tích đủ lớn để ứng dụng công nghệ cao vào canh tác, do việc tích tụ, tập trung ruộng đất còn hạn chế. Do vậy, chưa tạo điều kiện ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và vốn đầu tư cho chuyển đổi cơ cấu, xây dựng hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp. Một số mô hình sản xuất, chăn nuôi theo kỹ thuật mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao áp dụng thành công nhưng việc mở rộng còn chậm và gặp nhiều khó khăn.Trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao cần chú ý và thận trọng với nguy cơ chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp công nghệ cao theo kiểu "phong trào", không thực chất, thiếu bền vững. Thậm chí lạm dụng chính sách đầu tư không có hiệu quả làm thất thoát nguồn lực của nhà nước, của xã hội, gây mất lòng tin của người dân.Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi vốn đầu tư lớn, nhưng người dân lại thiếu vốn để sản xuất, việc tiếp cận các nguồn vốn vay là khó. Phần lớn sản phẩm nông nghiệp của tỉnh đều bán tự do ngoài thị trường thông qua các thương lái, chỉ có một số cơ sở sản xuất quy mô hàng chục tấn sản phẩm/vụ trở lên mới ký hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm. Những hộ sản xuất nhỏ hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp, nếu thị trường thuận lợi, doanh nghiệp tăng thu mua, gặp khó khăn thì… bỏ rơi người sản xuất. Do vậy, sản phẩm nông nghiệp sức cạnh tranh thấp ngay trên thị trường tỉnh nhà. Một số vùng sản xuất chuyên canh chưa được quy hoạch dẫn đến tính bền vững không cao, gây khó khăn cho các hộ nông dân và doanh nghiệp đầu tư kinh doanh, sản xuất. III. Nhiệm vụ, giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Ninh Bình1. Nhiệm vụĐầu tư kết cấu hạ tầng, kỹ thuật cho phát triển ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Nhập một số công nghệ cao trong nông nghiệp từ nước ngoài mà trong nước chưa có; tổ chức thử nghiệm, làm chủ và thích nghi vào điều kiện sinh thái và thực tế sản xuất của tỉnh. Xây dựng và thực hiện các mô hình điểm, dự án thử nghiệm ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp để trình diễn, nhân rộng. Xây dựng các vùng nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao kết hợp du lịch nông nghiệp.Hỗ trợ các doanh nghiệp có tiềm năng, phát triển, trở thành doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao; thực hiện nghiên cứu, chọn tạo, chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh giống cây trồng và các vật nuôi có chất lượng, năng suất, giá trị gia tăng cao; Đến năm 2020 có ít nhất 1 đến 3 doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao.2. Giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Ninh BìnhGiải pháp về quy hoạch: Tập trung rà soát, điều chỉnh các quy hoạch ngành, lĩnh vực và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để cơ cấu lại quỹ đất, cơ cấu lại sản phẩm, trong đó chú trọng đến tính kết nối vùng, liên vùng, tích tụ ruộng đất, tạo quỹ đất thu hút đầu tư của doanh nghiệp và quỹ đất dành cho các hoạt động ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cần đồng bộ giữa đất sản xuất với hệ thống nước tưới, kênh mương, đường, điện... Kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, tạo thuận lợi cho quá trình tích tụ ruộng đất, nghiên cứu, xem xét đề xuất có chính sách để nông dân góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp; rà soát, hoàn thiện chính sách ưu đãi về đất đai để thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Giải pháp về khoa học công nghệ: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, nhất là công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; triển khai các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, công nghệ cao trong các lĩnh vực của nông nghiệp, trước mắt tập trung cho rau, hoa, chăn nuôi lợn, tôm,...Tăng cường hợp tác với các Trường đại học, các Viện, Trung tâm nghiên cứu khoa học nghiên cứu thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trang trại, Hợp tác xã, doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng, thử nghiệm các loại giống cây trồng, vật nuôi mới; quy trình sản xuất, thâm canh... ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn sản xuất.Đào tạo nguồn nhân lực: Thu hút cán bộ trình độ cao phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ Hợp tác xã, các chủ trang trại về quản lý tài chính, sản xuất kinh doanh, ứng dụng khoa học công nghệ, quản lý chất lượng gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ môi trường. Tập huấn nâng cao năng lực, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới cho nông dân trong tiếp cận, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản.Hỗ trợ phát triển thị trường, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại sản phẩm nông sản trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy tiêu thụ nông sản, nhất là các sản phẩm chủ lực có khối lượng hàng hóa lớn. Hỗ trợ các trang trại, Hợp tác xã, các hộ sản xuất liên kết với nhau hoặc liên kết với các doanh nghiệp, các cửa hàng, siêu thị để cung ứng các dịch vụ đầu vào sản xuất, hoặc tiêu thụ nông sản, thực phẩm. Đẩy mạnh công tác dự báo thị trường nông sản, truyền thông, quảng bá, giới thiệu thương hiệu, sản phẩm, sự kiện ở trong và ngoài nước có liên quan đến sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng và Internet. Tăng cường liên kết, xúc tiến thương mại giữa các tỉnh, thành phố trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản, nhất là các sản phẩm nông nghiệp an toàn, ứng dụng công nghệ cao.Phát triển dịch vụ nông nghiệp: Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, đổi mới và phát triển mạnh hệ thống dịch vụ công theo chuỗi giá trị sản phẩm (từ giống, bảo vệ thực vật, thú y, khuyến nông, kiểm tra chất lượng nông sản, thị trường tiêu thụ...). Củng cố và phát triển các tổ chức dịch vụ nông nghiệp phục vụ cho phát triển sản xuất đi kèm với cơ chế kiểm tra nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, làm đất, thu hoạch, tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông lâm thủy sản; đẩy mạnh phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá.Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất tiến bộ, nhất là mô hình trang trại; khuyến khích tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ sạch và phát triển trang trại trên địa bàn tỉnh như có chính sách ưu đãi về thuế, đất đai và hỗ trợ tìm kiếm thị trường xuất khẩu, xây dựng thương hiệu sản phẩm… Nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước trong việc kiểm soát quy chuẩn chất lượng các sản phẩm nông nghiệp được minh bạch, tin cậy và khuyến khích đầu tư, sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp sạch với đặc thù giá thành cao; xử lý nghiêm minh các hành vi gian lận, vi phạm pháp luật; coi trọng dự báo và cung cấp thông tin thường xuyên về cung - cầu, giá cả thị trường trong nước và thế giới; hỗ trợ tuyên truyền, tiếp thị, quảng bá để tạo thương hiệu quốc gia, thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu hướng sản xuất tất yếu trong giai đoạn hiện nay nhằm hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo điều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa, tự động hóa vào sản xuất tăng giúp năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới, cải thiện đời sống người dân nông thôn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới. Do vậy, cần triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp và có những chính sách hợp lý nhằm khuyến khích việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển.
câu 2:
Năm 2017, bên cạnh những thuận lợi, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như: Thời tiết diễn biến bất thường ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân; những tác động của tình hình kinh tế - chính trị thế giới; nhiều ngành, lĩnh vực gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Trước tình hình đó, Sở Công thương đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển công nghiệp tại địa phương, do vậy tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục có chuyển biến tích cực.
Tính đến hết tháng 11, chỉ số phát triển công nghiệp (IIP) toàn tỉnh tăng 13,67% so với tháng 11 năm 2016. Tính chung lại, 11 tháng đầu năm 2017 chỉ số phát triển công nghiệp (IIP) tăng 18,59% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó ngành công nghiệp khai khoáng tăng 10,98%, công nghiệp chế biến tăng 19,53%, ngành công nghiệp sản xuất phân phối điện tăng 6,24%, ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 11,94%. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp 11 tháng đầu năm đạt 39.641,9 tỷ đồng, tăng 24,3% và vượt 7,1% so với kế hoạch năm.
Phân tích các yếu tố tăng trưởng, ông Lê Văn Hoan, Trưởng phòng Quản lý Công nghiệp-Sở Công thương cho biết: Sản xuất công nghiệp của tỉnh liên tục tăng trưởng và về đích trước kế hoạch 1 tháng, khẳng định sự phục hồi và phát triển mang tính bền vững của ngành công nghiệp tỉnh nhà.
Trong đó, nhiều doanh nghiệp những năm trước khó khăn nay phục hồi nhanh, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng chung của tỉnh như Nhà máy Đạm Ninh Bình đã sản xuất trở lại, nâng mức tăng trưởng của sản phẩm phân đạm đạt 223,5 nghìn tấn, tăng 59,2%.
Năm 2017 cũng ghi nhận một bước tiến mới của Nhà máy ô tô Thành Công trong việc thỏa thuận với Tập đoàn Hyundai của Hàn Quốc về việc đầu tư Trung tâm sản xuất xe du lịch Hyundai tại Việt Nam, vừa tiêu thụ tại thị trường trong nước, vừa xuất khẩu sang thị trường ASEAN.
Bên cạnh đó, dự án đầu tư nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô công suất 40.000 xe/năm của Công ty cổ phần sản xuất ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam tại Khu công nghiệp Gián Khẩu cũng đã đi vào hoạt động, sản xuất ổn định.
Công ty cũng chủ động xây dựng dự án Tổ hợp sản xuất, lắp ráp ô tô và linh kiện phụ trợ với tổng vốn đầu tư khoảng 10.600 tỷ đồng, đầu tư tại Khu công nghiệp Gián Khẩu, dự kiến giải quyết việc làm cho khoảng 8.000 lao động. Một số loại xe sản xuất ra hướng đến sử dụng năng lượng sạch, tiêu chuẩn khí thải Euro 4, Euro 5. Do đó, 11 tháng đầu năm sản lượng lắp ráp xe ô tô 5-14 chỗ đạt 17.783 chiếc, gấp 3,1 lần...
Một trong những yếu tố có tác động không nhỏ làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp từ đầu năm đến nay phải kể đến khối doanh nghiệp FDI. Với chính sách ưu đãi thu hút đầu tư cũng như môi trường đầu tư thuận lợi của Ninh Bình, các doanh nghiệp FDI đã nhanh chóng phục hồi sản xuất. Một số sản phẩm chủ lực tăng cao như: linh kiện điện tử đạt 185,2 triệu cái, tăng 12,7%; Modul camera đạt 78,2 triệu sản phẩm, tăng 63%...
Những kết quả trên đã phản ánh sự hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực công nghiệp của ngành chuyên môn cũng như định hướng của tỉnh. Một trong những chính sách được các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế cũng như cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao đó là UBND tỉnh ban hành Nghị quyết số 07/NQ-BCSĐ ngày 13/2/2017 về tập trung chỉ đạo, lãnh đạo để phát triển ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô và công nghiệp điện tử trở thành ngành kinh tế chủ lực, tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh; Chương trình công nghiệp hỗ trợ tỉnh Ninh Bình đến năm 2025.
Đồng thời, Sở Công thương đã triển khai thực hiện tốt Quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, trình UBND tỉnh ban hành quyết định mở rộng CCN Gia Vân, CCN Mai Sơn; hướng dẫn UBND huyện Kim Sơn mở rộng CCN Đồng Hướng, UBND huyện Yên Mô thành lập CCN Yên Lâm; UBND thành phố Ninh Bình hoàn thiện hồ sơ mở rộng CCN Ninh Phong; UBND huyện Nho Quan về điều chỉnh quy hoạch CCN Xích Thổ... và tăng cường công tác thu hút, kêu gọi và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào CCN.
Từ đầu năm đến nay, Trung tâm phát triển CCN đã dẫn 7 doanh nghiệp nước ngoài và 11 doanh nghiệp trong nước đi tìm hiểu, khảo sát đầu tư tại các CCN trên địa bàn tỉnh, đã thu hút 6 dự án đầu tư thứ cấp vào các CCN: Gia Vân, Văn Phong, Cầu Yên, Mai Sơn, Ninh Phong (trong đó có 4 dự án đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đăng ký 1.938,871 tỷ đồng. Hướng dẫn 3 nhà đầu tư Trung Quốc có nhu cầu tìm kiếm địa điểm đầu tư tại CCN Văn Phong, Khánh Thượng, Gia Phú.
Nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, Sở Công thương đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp như: Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch khuyến công, xúc tiến thương mại với 38 đề án khuyến công và 20 đề án xúc tiến thương mại với tổng kinh phí hơn 6,545 tỷ đồng.
Các đề án đều tập trung vào các nội dung về hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ thương mại trong và ngoài nước, tuyên truyền quảng bá hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại... đã giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.
Bên cạnh các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp trong tỉnh thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020.
Theo đó, các chính sách thu hút đầu tư như: Đơn giản hóa thủ tục, nhất là việc bàn giao đất cho các dự án thuận lợi, quy trình được rút ngắn, thời gian giải quyết các thủ tục hành chính liên quan tới triển khai dự án đầu tư, hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho người lao động, chế độ ưu đãi tối đa theo quy định của Chính phủ với tất cả các dự án đầu tư… đã được thực hiện đồng bộ, đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy các nhóm ngành công nghiệp phát triển mạnh, đặt nền móng quan trọng cho những năm sau để kinh tế Ninh Bình tiếp tục hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế cả nước và toàn cầu.
câu 3:
Năm 2009 tỉnh uỷ Ninh Bình ra Nghị quyết số 15-NQ/TU về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Tiếp đó, ngày 17/7/2009 UBND tỉnh ban hành kế hoạch số 07/KH-UBND để thực hiện chủ trương, định hướng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. “Chúng tôi đã xây dựng kế hoạch chi tiết về phát triển du lịch theo từng năm phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh” Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình, Lâm Quang Nghĩa nói. Ninh Bình cũng là một trong những tỉnh tiên phong mạnh dạn nghiên cứu áp dụng xây dựng mô hình Ban quản lý khu du lịch để quản lý các điểm du lịch. Ban quản lý khu du lịch Tam Cốc – Bích Động thực hiện nhiệm vụ giải quyết những vướng mắc tồn tại, bố trí việc làm cho nhân dân địa phương tham gia dịch vụ du lịch.
Có thể nói, Nghị quyết 15-NQ/TU của tỉnh uỷ Ninh Bình tạo động lực phát huy tiềm năng du lịch ở Ninh Bình. Nhiều khu du lịch, nghỉ dưỡng được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để nâng cấp, xây mới cơ sở hạ tầng, nổi bật là các khu du lịch chùa Bái Đính (Gia Viễn), khu du lịch sinh thái Tràng An, Tam Cốc- Bích Động(Hoa Lư), sân gol hồ Đồng Chương (Tam Điệp),v.v khiến du khách trong nước và quốc tế chú ý. Nhờ đó, cơ cấu kinh tế ở Ninh Bình dần chuyển theo ba hướng: công nghiệp, thương mại dịch vụ và nông nghiệp. Nông nghiệp tuy chiếm tỷ trọng nhỏ (16%) trong nền kinh tế song lại khá quan trọng vì số lao động tham gia nghề nông vẫn chiếm khoảng hơn 60% số dân và diện tích đất. Chính vì thế, nông nghiệp Ninh Bình cũng dần chuyển dịch từ chỗ mang tính thuần nông, quảng canh sang dịch vụ đa ngành bền vững. Cụ thể, trong lĩnh vực nông nghiệp trước kia chủ yếu tập trung phát triển cây lương thực, ngô, lạc, đậu tương,v.v. còn chăn nuôi thì hạn chế với chủ lực là con dê. Trước nhu cầu ẩm thực của hàng triệu khách du lịch cùng với chủ trương phát triển nền nông nghiệp đa dạng, tỉnh chỉ đạo tập trung đầu tư cho nông dân nhiều loại con nuôi, cây trồng khiến sản phẩm nông sản, thực phẩm khá phong phú về chủng loại. Huyện miền núi Nho Quan và vùng bán sơn địa gồm thị xã Tam Điệp, huyện Yên Mô coi trọng phát triển đàn lợn rừng lai lợn Móng Cái, hươu sao, nhím, gà rừng, gà đồi, ba ba, cá rô Tổng Trường, lúa chất lượng cao.v.v.
Khu vực đồng bằng gồm các huyện Gia Viễn, Hoa Lư, thành phố Ninh Bình tập trung nuôi cá nước ngọt, ba ba, trồng nấm rơm, nấm linh chi và đặc biệt chú ý phát triển làng nghề trong nông thôn nhằm giải quyết cơ bản thu nhập cho nông dân bằng tiểu thủ công nghiệp. Các nghề vốn là truyền thống lâu đời của vùng cố đô Hoa Lư đang được khôi phục đó là ren, thêu, đan mỹ nghệ, cói mỹ nghệ. Riêng huyện vùng biển Kim Sơn ngoài việc phát triển cây lúa để đảm bảo an ninh lương thực, nông dân vùng biển còn mở rộng nuôi trồng thuỷ sản ở hai lĩnh vực nước ngọt và vùng nước lợ ven biển. “Cua biển, ghẹ, ngao, tôm sú, cá chim, cá rô đầu vuông, cá bống bớp,v.v được hàng nghìn hộ nuôi với sản lượng hàng năm khoảng hơn 100 nghìn tấn thuỷ sản các loại” Chủ tịch UBND huyện Kim Sơn, Lê Thị Hoa cho biết.
Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ càng nở rộ. Trong năm năm trở lại đây, hệ thống nhà nghỉ khách sạn, dịch vụ ăn uống, hàng lưu niệm, chở đò, cung ứng thực phẩm,v.v. được coi là lĩnh vực thu hút số lao động đáng kể. Hệ thống nhà nghỉ khách sạn nhanh chóng mọc lên với ngày càng nhiều khách sạn “ hàng sao” với hàng trăm nghìn giường, bước đầu đáp ứng được nhu cầu nghỉ của du khách. Số du khách đến Ninh Bình không ngừng tăng nhanh. Năm 2009 gần 2, 4 triệu lượt người, trong đó khách quốc tế: 601.785 lượt người. Đến 31-5-2010, Ninh Bình đón 2,3 triệu lượt người, gần bằng cả năm 2009. Trong đó khách quốc tế 45.987 lượt người. 8 tháng năm 2013, số khách đến Ninh Bình tăng lên gần bốn triệu lượt người.
Việc đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kinh doanh du lịch được tỉnh Ninh Bình khuyến khích với chính sách ưu đãi. Tỉnh hiện có năm dự án đầu tư du lịch bằng nguồn vốn ngân sách với tổng số vốn gần ba nghìn tỷ đồng. Đó là Các công trình đã bước đầu hoàn thiện để đưa vào khai thác sử dụng có hiệu quả như dự án: xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch sinh thái Vân Long, khu du Tam Cốc- Bích Động, cơ sở hạ tầng chùa Bái Đính và khu đền thờ Vua Đinh - Vua Lê. Cơ sở hạ tầng du lịch được cải thiện giúp cho việc thu hút đầu tư trong nước và quốc tế đến Ninh Bình đầu tư lĩnh vực du lịch. Nếu năm 2000 tỉnh chỉ có 25 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch với 240 phòng ngủ thì đến nay Ninh Bình có khoảng 268 cơ sở lưu trú du lịch với 3. 941 phòng ngủ. “Một số dự án của các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh có 47 dự án, với tổng số vốn là 9267,714 tỷ đồng”. Trưởng phòng nghiệp vụ du lịch (Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Ninh Bình), Hoàng Thanh Phong cho biết. Tiêu biểu là dự án khu sân golf 54 lỗ hồ Yên Thắng, dự án khu du lịch sinh thái Vân Long, khu khách sạn trung tâm thành phố Ninh Bình.v.v.v
Còn nhiều thách thức ở phía trước
Có thể nói, trong lĩnh vực du lịch, Ninh Bình là tỉnh “đi sau” so với các tỉnh khác. Sự phát triển du lịch ở vùng cố đô Hoa Lư chỉ thực sự sôi động vào những năm 2005 trở lại đây khi tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên tại các khu di tích lịch sử được đánh thức và du khách trong nước cũng như quốc tế ưa chuộng.
Sự “đi sau” của du lịch Ninh Bình có thuận lợi là được học tập kinh nghiệm ở nhiều tỉnh trong nước, thâm chí một số nước khu vực Đông Nam Á. “ Học tập nghĩa là lược bỏ những điều xấu ảnh hưởng đến môi trường du lịch và nhân lên điều hay, cách làm có hiệu quả để Ninh Bình ngày càng hấp dẫn du khách” Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, Bùi Văn Thắng nói. Tình trạng chèo kéo khách, nâng giá thực phẩm và giá phòng vào mùa cao điểm, người ăn xin đeo bám,v.v là những hình ảnh thiếu văn hoá và làm suy giảm lòng tin của du khách đối với loại hình dịch vụ ở các khu du lịch.
Thực tế ở một số khu du lịch trong tỉnh Ninh Bình vẫn tồn tại những việc làm không đẹp mắt ấy. Khu du di tích lịch sử đền thờ Vua Đinh - Vua Lê mặc dù các cấp chính quyền ở huyện Hoa Lư đã áp dụng nhiều biện pháp song vẫn xảy ra hiện tượng người bán hàng rong đeo bám khách du lịch chèo kéo họ mua sản phẩm. Đặc biệt là số người bán hàng rong chủ yếu là người già khi thì bán nải chuối, có lúc là vài ba sản phẩm rẻ tiền ở địa phương. Người bán hàng rong có hành vi cố tình nài khách du lịch mua sản phẩm cho họ khiến du khách như bị ức chế, khó chịu. Cùng đội quân này còn có hàng nghìn thợ ảnh tại các khu du lịch ở Ninh Bình. Họ cũng đăng ký với Ban quản lý khu du lịch để hành nghề., song vì cạnh tranh cho nên khi có một đoàn khách đến là họ xúm lại mời chào. Nhiều lúc khách chưa kịp đưa ra phản ứng đồng ý hay không, đám thợ ảnh đã lia lịa bấm máy. “ Cháu cứ chụp khách không lấy ảnh thì thôi, xoá file ảnh đi là xong” Nguyễn Thị Thuỷ, một thợ ảnh ở khu Chùa Bái Đính nói. Có trường hợp sau khi chụp ảnh xong, khách không kịp lấy ảnh khiến thợ ảnh đi xe máy hàng chục cây số đuổi theo ô tô để trả cho khách. Những việc làm ấy đối với khách du lịch thì chuyện không lấy ảnh đâu phải là xong mà nó còn ảnh hưởng rất lớn đến văn hoá du lịch, khiến du khách không vui khi gặp những cảnh như thế.
Bên cạnh đó, một số sản phẩm lưu niệm trong các làng nghề ở Ninh Bình vẫn còn đơn điệu, chậm đổi mới mẫu mã không hấp dẫn du khách. Với bề dày hàng nghìn năm văn hoá, các làng nghề Ninh Bình như gốm, thêu, ren, đá mỹ nghệ, cói mỹ nghệ,v.v.chậm đổi mới về kiểu dáng cũng như hoa văn trên sản phẩm. “năm năm trước, tôi mua một bình gốm nhỏ ở khu di tích đền thờ Vua Đinh - Vua Lê đến nay trở lại vẫn chỉ là sản phẩm ấy, vậy ai còn mua thêm là gì?”, anh Nguyễn Hữu Hưng ở T.P Thái Nguyên nói. Chúng tôi muốn có vật kỷ niệm khi đi du lịch các tỉnh, song thấy sản phẩm phục vụ du khách của Ninh Bình vẫn nghèo nàn, đơn điệu lắm. Việc chậm đổi mới mẫu mã sản phẩm phục vụ du lịch khiến các làng nghề ở vùng đất cố đô kém phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương.
Những kết quả bước đầu về du lịch trong năm năm trở lại đây khẳng định hướng đi đúng của tỉnh Ninh Bình với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, trong thời gian tới tỉnh và ngành du lịch Ninh Bình cần định hướng khuyến khích các loại hình du lịch mang tính đặc thù như du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, lịch sử gắn với tâm linh. Trong đó nên tập trung vào các giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm du lịch trên toàn tỉnh. Cần lưu ý xây dựng công trình phục vụ cho các hoạt động kinh doanh du lịch có kiến trúc gắn liền với văn hoá đặc trưng. Mặt khác, các cấp uỷ đảng, chính quyền và ngành du lịch tỉnh cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ du lịch cho cán bộ công nhân viên trong ngành, người dân trực tiếp tham gia các dịch vụ du lịch để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Đồng thời, coi trọng phát triển làng nghề, cung cấp đa dạng sản phẩm mở rộng dịch vụ bán hàng lưu niệm cho du khách tại các điểm, khu du lịch. Chú ý khai thác có hiệu quả sản vật địa phương để qua đó giới thiệu về văn hoá, truyền thống lâu đời của vùng đất Ninh Bình, một cố đô ngàn năm văn hiến. Tiếp tục mở nhiều lớp huấn luyện, giảng dạy về nét đẹp văn hoá trong lĩnh vực du lịch cho những người dân ở nơi có khu du lịch, điểm du lịch của tỉnh nhằm hạn chế hành vi thiếu văn hoá của người tham gia dịch vụ. Tăng cường quản lý Nhà nước về giá sinh hoạt bao gồm giá thuê phòng, dịch vụ ăn uống, thương mại ở các điểm du lịch tránh tình trạng tăng giá bất thường vào thời điểm đông khách, khiến du khách bất bình ảnh hưởng xấu đến môi trường du lịch ở vùng đất có bề dày hàng nghìn năm lịch sử.
mình xin hay nhất ạ
nếu có dài quá thì bạn thông cảm giúp mình ạ
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247