Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Trả lời câu hỏi sau cho bài viết ở dưới:...

Trả lời câu hỏi sau cho bài viết ở dưới: 1. Bài văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya”. Bài văn có bố cục mấy phần, bao nhiêu đoạn? Nêu nhiệm vụ từng p

Câu hỏi :

Trả lời câu hỏi sau cho bài viết ở dưới: 1. Bài văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya”. Bài văn có bố cục mấy phần, bao nhiêu đoạn? Nêu nhiệm vụ từng phần, từng đoạn. 2. Tác giả phát biểu cảm nghĩ về bài thơ bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh, chi tiết, tín hiệu nghệ thuật thơ. Hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn. (Có thể chép lại hoặc in ra rồi gạch bằng bút nhớ) Bài viết: Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, ở chiến khu Việt Bắc, trong một đêm trăng đẹp, Bác Hồ- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc đã sáng tác bài thơ Cảnh khuya. Bài thơ để lại trong em nhiều cảm xúc về tình yêu thiên nhiên và tình yêu nước sâu đậm của Bác “Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.” Bài thơ viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, từ nhan đề “Cảnh khuya” đến hình ảnh thơ “tiếng suối”, “trăng”, “cây cổ thụ”, “hoa” đều mang màu sắc cổ điển mà đâu đó ta đã bắt gặp ở những câu thơ cổ. Nhưng tinh thần bài thơ lại rất hiện đại, tinh thần của người chiến sĩ cộng sản yêu thiên nhiên, giữa muôn trùng khó khăn của cuộc kháng chiến, luôn âu lo, trăn trở vì nước quên mình. Đọc câu thơ đầu tiên: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” người đọc cảm nhận không gian núi rừng Việt Bắc yên tĩnh đến lạ lùng, tiếng suối chảy nghe du dương, trầm bổng, văng vẳng đâu đây như là “tiếng hát xa”. Dường như tiếng hát ấy không chỉ vang mà còn trong vắt trong không gian yên tĩnh của núi rừng. Phép so sánh này khiến ta liên tưởng đến câu thơ của Nguyễn Trãi: "Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai" (Côn Sơn ca) Nếu Nguyễn Trãi thấy tiếng suối như tiếng đàn bên tai, một âm thanh của tự nhiên so sánh với một âm thanh của tự nhiên thì Bác so sánh tiếng suối với tiếng hát bay cao, bay xa, tiếng hát của con người giữa núi rừng hùng vĩ mà heo hút. Bởi vậy rừng khuya ấm tiếng người. Từ âm thanh xa gần của tiếng suối, điểm nhìn chuyển xuống những tán cổ thụ: "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa" Điệp từ "lồng" xuất hiện khiến cho người đọc liên tưởng đến sự gắn kết tuyệt đẹp khi trăng trên cao đã "sà" xuống thế gian, lồng bóng mình vào bóng cổ thụ, rồi bóng trăng, bóng cây đan cài vào nhau. Cũng có thể hiểu, bóng trăng len lỏi qua vòm cây cổ thụ, rồi bóng trăng, bóng cây tạo nên những đốm sáng lung linh trên mặt đất như thêu dệt nên tấm thảm hoa. Một bức tranh đẹp huyền ảo, có đường nét, có hình khối với hai mảng màu đen và trắng, sáng và tối tuyệt đẹp! Xưa kia, nhà thơ Đoàn thị Điểm cũng có những câu như thế: “Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm. Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông”. Sang hai câu ba và bốn, hình ảnh con người- chủ thể trữ tình đến lúc này mới lộ diện: "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ" "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Đêm đã khuya vậy mà Bác vẫn còn “chưa ngủ”, Bác chưa ngủ bởi cảnh đêm trăng đẹp quá!. Nhưng Bác chưa ngủ không phải là để thưởng trăng cũng không phải để nghe "tiếng suối trong như tiếng hát" kia mà là vì Bác có những trăn trở về một sự nghiệp vĩ đại: “nỗi nước nhà”. Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, cuộc đời còn lầm than cơ cực, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích, lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Điệp ngữ “chưa ngủ” ở cuối câu ba và đầu câu bốn đã nhấn mạnh tâm trạng của Bác, một thi sĩ yêu thiên nhiên tha thiết nhưng đồng thời cũng là người chiến sĩ luôn lo cho nước, lo cho dân, lo cho những chiến sĩ, lo cho cuộc kháng chiến gian nan của dân tộc. Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của vị lãnh tụ. Hình ảnh của Bác làm em dâng trào cảm xúc mến yêu, kính trọng Bác. Bài thơ “Cảnh khuya” khép lại trong em niềm xúc động dạt dào. Có thể nói, bài thơ là một bức tranh thiên nhiên hòa hợp giữa cảnh và tình, giữa con người và sự vật. Qua bài thơ, ta bắt gặp một tâm hồn thanh cao trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản, từ đó, ta thêm yêu kính tâm hồn thơ mộng với nỗi niềm với quê hương, đất nước sâu sắc của Người Mong các anh chị làm nhanh cho em

Lời giải 1 :

Trong hình, cái này là cô dạy mình nhó

@779

image
image

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247