Trang chủ Địa Lý Lớp 9 Câu 1: Vì sao vùng biển Nam Trung Bộ nổi...

Câu 1: Vì sao vùng biển Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối, đánh bắt và nuôi trồng hải sản? Câu 2: Nêu tầm quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền T

Câu hỏi :

Câu 1: Vì sao vùng biển Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối, đánh bắt và nuôi trồng hải sản? Câu 2: Nêu tầm quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đối với sự phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên? Câu 3: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? Câu 4: Dựa vào bảng 29.1, hãy nhận xét tình hình phát triển nông nghiệp ở Tây Nguyên. Tại sao sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng có giá trị cao nhất? Câu 5: Dựa vào bảng 29.2 (SGK trang 109), tính tốc độ phát triển công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước (lấy năm 1995 = 100%). Nhận xét tình hình phát triển công nghiệp ở Tây Nguyên? Câu 6: Xác định trên hình 29.2 (SGK trang 107)vị trí của nhà máy thuỷ điện Y-a-ly trên sông Xê-xan. Nêu ý nghĩa của việc phát triển thuỷ điện ở Tây Nguyên? Câu 7: Dựa vào hình 29.1 (SGK trang 106), hãy nhận xét tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước. Vì sao cây cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng này? ---->> Giải hộ ạ chi tiết chính xác sẽ dc tim và sao...

Lời giải 1 :

Câu1: Vì vùng biển Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nghề làm muối, đánh bắt và nuôi trồng hải sản. - Có nhiều nắng, nhiệt độ trung bình năm cao, độ mặn của nước biển cao, ít có sông lớn đổ ra biển,... rất thuận lợi cho việc sản xuất muối. - Vùng biển Nam Trung Bộ nhiều tôm, cá và các hải sản khác. Tỉnh nào cũng có bãi tôm, bãi cá, nhưng lớn nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa - Trường sa. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề khai thác hải sản. - Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản. - Dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất muối, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. - Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản được chú trọng: đội tàu đánh cá, cảng cá, dịch vụ hải sản, cơ sở chế biến hải sản,... Câu2. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh và thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. - Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã có tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; thúc đẩy các vùng này phát triển năng động hơn. Câu3. Ngành công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế (chiếm 36,6% năm 2007). Cơ cấu công nghiệp của vùng bước đầu được hình thành và khá đa dạng: gồm cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản. Giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh so với cả nước chưa cao…. Các trung tâm công nghiệp có quy mô vẫn còn vừa và nhỏ…. Câu4. Tình hình phát triển nông nghiệp ở Tây Nguyên: - Giai đoạn 1995 -2002, giá trị sản xuất nông nghiệp toàn vùng tăng lên nhanh, gấp 2,8 lần (từ 4,7 nghìn tỉ đồng lên 13,1 nghìn tỉ đồng). - Trong các tỉnh giá trị sản xuất nông nghiệp đều tăng nhanh: + Đăk Lăk có giá trị sản xuất nông nghiệp lớn nhất vùng (7 nghìn tỉ đồng năm 2002) và tăng khá nhanh, gấp 2,8 lần (từ 2,5 lên 7 nghìn tỉ đồng). + Đứng thứ hai về giá sản xuất nông nghiệp của vùng là Lâm Đồng (3 nghìn tỉ đồng năm 2002), tăng gấp 2,7 lần (từ 1,1 lên 3 nghìn tỉ đồng). + Gia Lai đứng có giá trị sản xuất nông nghiệp đứng thứ 3 của vùng (2,5 nghìn tỉ đồng năm 2002), nhưng có sự tăng trưởng nhanh nhất, gấp 3,2 lần (từ 0,8 lên 2,5 nghìn tỉ đồng). + Kon Tum có giá trị sản xuất nông nghiệp tăng gấp 2 lần với 0,6 nghìn tỉ đồng năm 2002. Câu5. Nhận xét: - Giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu công nghiệp cả nước (năm 2002 chỉ chiếm 0,9% so với cả nước). - Trong giai đoạn 1995 -2002 công nghiệp của Tây Nguyên có tốc độ phát triển khá nhanh, năm 2002 tăng 91,7% so với năm năm 1995. Câu6. Xác định vị trí của các nhà máy thủy điện dựa vào kí hiệu và kênh chữ trên lược đồ để xác định. * Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Tây Nguyên: - Khai thác hiệu quả tiềm năng thủy điện của vùng. - Cung cấp nguồn điện cho toàn vùng Tây Nguyên, một phần cho các vùng xung quanh qua đường dây tải điện 500 KW nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống nhân dân. - Giá trị thủy lợi: hồ chứa nước có vai trò điều tiết nguồn nước vào mùa lũ – cạn giúp hạn chế thiên tai và cung cấp nước tưới cho sản xuất, sinh hoạt (đặc biệt hoạt động trồng cây công nghiệp lâu năm). - Phát triển du lịch. - Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nước ngọt. - Tạo ra việc làm và thu nhập cho người dân. -> Thúc đẩy kinh tế - xã hội của vùng phát triển. Câu7. So với cả nước (Năm 2001), cây cà phê ở Tây Nguyên chiếm 85,1% về diện tích và 90,6% về sản lượng. Như vậy, phần lớn diện tích và sản lượng cây cà phê của nước ta tập trung ở Tây Nguyên. - Cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng này là do: + Có đất badan có tầng phong hóa, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn. + Khí hậu cao nguyên có một mùa mưa, một mùa khô thuận lợi cho gieo trồng, thu hoạch, chế biến và bảo quản.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Trả lời: C1: - Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nghề làm muôi và khai thác, nuôi trồng thuỷ sản. + Quanh năm nắng, nhiệt độ trung bình cao, độ mặn của nước biển cao, dọc ven biển ít cửa sông,... + Vùng nước mặn, nước lợ ven bờ thích hợp cho nghề nuôi trồng thuỷ sản (nuôi tôm hùm, tôm sú). + Trên một số đảo ven bờ từ tỉnh Quảng Nam đến Khánh Hoà có nghề khai thác tố chim yến (yến sào) đem lại giá trị kinh tế cao. + Gần các ngư trường trọng điểm (Ninh Thuận — Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu; ngư trường Hoàng Sa - Trường Sa), có nhiều bãi tôm, cá gần bờ. C2: - Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía bắc và phía nam nước ta, là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của Tây Nguyên. Hiện đang thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước, có nhiều dự án lớn tầm cỡ quốc gia. - Sự phát triển kinh tế của vùng sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác hợp lí hơn tiềm năng tự nhiên và lao động, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư của các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ. C3: - Ngành công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế (chiếm 36,6% năm 2007). Cơ cấu công nghiệp của vùng bước đầu được hình thành và khá đa dạng: gồm cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản. Giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh so với cả nước chưa cao…. Các trung tâm công nghiệp có quy mô vẫn còn vừa và nhỏ C4: - Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên thời kì 1995 -2002 còn khiêm tốn, nhưng tốc độ gia táng của vùng khá lớn. Cả vùng Tây Nguyên tăng 2,8 lần, tỉnh Gia Lai tăng 3,1 lần, tỉnh Đắk Lắk tăng 2,8 lần. Kom Tum tăng 2 lần, Lâm Đồng tăng 2,7 lần. - Nguyên nhân làm cho hai tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng dẫn đầu vùng về giá trị sản xuất công nghiệp. - Đắk Lắk: có diện tích vây công nghiệp có quy mô lớn, đặc biệt là đất badan, nhờ đó tỉnh này phát huy thế mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê; ngoài cà phê, còn trồng nhiều điều, hồ tiêu,... - Lâm Đồng: có thế mạnh sản xuất chè, hoa và rau quả ôn đới với quy mô tương đối lớn; cây cà phê cũng được trồng nhiều ở Lâm Đồng. - Việc phát triển mạnh của ngành du lịch cũng là nguyên nhân kích cầu cho sự tiêu thụ nguồn sản phẩm nông nghiệp của hai tỉnh nói riêng và toàn vùng Tây Nguyên nói chung. C5: - Tính tốc độ phát triển công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước: + Tây Nguyên: 1995: 100%; 2000: 158,3%; 2002: 191,7% + Cả nước: 1995: 100%; 2000: 191,8%; 2002: 252,5% - Nhận xét tình hình phát triển công nghiệp ở Tây Nguyên: + Giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp cả nước (gần 0,9% năm 2002). + Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp có bước phát triển khá nhanh .

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247