Trang chủ Vật Lý Lớp 6 Câu 1: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CÁC CHẤT a)...

Câu 1: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CÁC CHẤT a) Nêu kết luận sụ nó vi nhiệt của chất rắn. b) Nêu kết luận su nó vi nhiệt của chất lông c) Nêu kết luận sụ nở vi nhiệt

Câu hỏi :

Giúp mình vs Mình cần gấp

image

Lời giải 1 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

 Câu 1:

a/. Chất rắn nở ra khi nóng lên , co lại khi lạnh đi ; các chất rắn khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau.

b/. Chất lỏng nở ra khi nóng lên , co lại khi lạnh đi , các chất lỏng khác nhau nở ra vì nhiệt khác nhau.

c/. Các chất khí nở ra khi nóng lên , co lại khi lạnh đi , các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

d/. Khi đun nước, ta không nên đổ thật đầy ấm vì do tính chất "chất lỏng nở ra khi nóng lên và chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn" nên làm nước tràn ra ngoài khi nước nóng lên.

e/. Người ta phải chừa khoảng cách giữa chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray đường tàu hoả để khi trời nóng, các thanh ray nở ra vì nhiệt sẽ không bị cản trở lẫn nhau, và không bị chồng ép lên nhau hoặc làm lệch hoặc cong đường ray dễ gây tai nạn.

h/. Vì nếu hơ lửa loặc làm dao kim loại đó nóng lên thì nhiệt độ cao đã giúp dao cắt bánh đi qua các lớp bánh một cách trơn tru, không bị dính dao.

Câu 2: 

a/. Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dựa trên sự giãn nở vì nhiệt của các chất. Có ba loại  nhiệt kế:

+ Nhiệt kế y tế : dùng đo nhiệt độ cơ thể

+Nhiệt kế  phòng thí nghiệm (nhiệt kế thủy ngân ): dùng để đo nhiệt độ các chất trong phòng thí nghiệm.

+Nhiệt kế treo tường (nhiệt kế rượu) : dùng để  đo nhiệt độ không khí.

b/. Các bước đo nhiệt kế y tế:

- Bước 1: Cầm chặt thân nhiệt kế, dùng lực cổ tay vẩy mạnh để vạch thủy ngân xuống dưới vạch 35 độ C.

- Bước 2: Cầm thân nhiệt kế, đặt bầu nhiệt kế vào nách, kẹp cánh tay để giữ chặt trong 5-7 phút.

- Bước 3: Lấy ra và đọc kết quả hiển thị trên nhiệt kế. KHi đọc kết quả, không nên cầm vào bầu nhiệt kế để tráng sai số.

Câu 3: 

a/. -Sự nóng chảy là sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng. VD: nước đá lấy trong tủ lạnh ra ngoài bị tan chảy .

-Sự đông đặc là sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn. VD: cho nước vào khay rồi mang vào tủ lạnh làm nước đá.

b/. Cục nước đá bỏ ra ngoài bị tan thành nước, đó là quá trình nóng chảy của nước đá

c/. Trong quá  trình đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể sau:

- Đồng nóng chảy: Từ thể rắn sang thể lỏng, khi nung trong lò đúc

- Đồng lỏng đông đặc: Từ thể lỏng sang thể rắn, khi nguội trong khuôn đúc.

Như vậy trong đúc tượng đồng có cả quá trình nóng chảy và quá trình đông đặc.

d/. Người ta phải chừa khoảng cách giữa chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray đường tàu hoả để khi trời nóng, các thanh ray nở ra vì nhiệt sẽ không bị cản trở lẫn nhau, và không bị chồng ép lên nhau hoặc làm lệch hoặc cong đường ray dễ gây tai nạn.

Câu 4:  

a/. + Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.

+ Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.

b/. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào:

+ Nhiệt độ

+ Gió

+ Và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

c/. Sự ngưng tụ là quá trình ngược lại của sự bay hơi nên nhiệt độ càng cao tốc độ bay hơi xảy ra càng nhanh, ngược lại nhiệt độ càng thấp thì sự ngưng tụ xảy ra càng nhanh.

d/. Sương đọng trên lá cây liên quan đến hiện tượng ngưng tụ.

Vì trong không khí có hơi nước. Vào ban đêm, nhiệt độ thấp hơn ban ngày, hơi nước trong không khí gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại tạo thành những giọt sương đọng trên lá cây

e/. Nghề làm muối thủ công liên quan đến hiên tượng bay hơi trong vật lý.

Để thu hoạch muối nhanh cần thời tiết nắng to, gió thổi mạnh để tốc độ bay hơi của nước nhanh, thời gian thu hoạch muối nhanh hơn

Chúc bạn học tốt.

NOCOPY

Thảo luận

-- Chúc bạn học tốt. Nhớ vote cho mình câu trả lời hay nhất nhé

Lời giải 2 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

 1 chất rắn nở ra khi nóng co lại khi lạnh

 các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau( bn chỉ cần thay chũ rắn thành lỏng hay lỏng thành rắn tùy bn)

chất khí nở ra khi nóng co lại khi lạnh 

các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau

chất khí nở vì nhiệt nhìu hơn chất lỏng lỏng > rắn

vì nước là chất lỏng mà chất lỏng gặp nóng thì sẽ nở ra ,V sẽ tăng nên do vậy ta ko nên đổ nc đầy ấm để khỏi bị tràn nc

h ko bít

Công dụng của nhiệt kế là đo nhiệt độ.

  + nhiệt kế thủy ngân: Đo nhiệt độ trong phòng thí ngiệm.

   + nhiệt kế y tế: Đo nhiệt độ cơ thể người. 
   + nhiệt kế rượu: Đo nhiệt độ khí quyển.

b ko bít

Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là sự nóng chảy.

 Sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn gọi  thể đông đặc

 sự nóng chảy

Trong việc đúc tượng đồng có những quá trình chuyển thể là sự nóng chảy (khi nấu đồng nguyên liệu) và sự đông đặc (khi đúc tượng). 

Chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở vì để chừa khoảng trống cho giữa hai đầu thanh ray xe lửa giãn nở ra khi trời nóng, nếu như không có khoảng trống sẽ làm đường ray bị hỏng, trật đường ray gây tai nạn cho tàu lửa.

Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.

Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ

- Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

tăng 

2 câu còn lại ko bít lm

Bạn có biết?

Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247