a)
* Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm :
- Bình quân 1m^2 lãnh thổ nhận đc trên 1 triệu kilô calo , số giờ nắng đạt từ 1400 đến 3000 giờ / năm .
- Nhiệt độ trung bình năm đều vượt 21 độ c trên cả nước và tăng dần từ Bắc vào Nam .
Khí hậu nước ta chia thành 2 mùa rõ rệt phù hợp với 2 loại gió. Gió mùa mang đến cho nước ta 1 lượng mưa lớn từ 1500 đến 2000 mm/năm và độ ẩm không khí rất cao trên 80%.
* Tính chất đa dạng và thất thường :
+ Đa dạng:
- Miền khí hậu phía Bắc : từ dãy Bạch Mã trở ra Bắc có mùa đông lạnh,ít mưa ; mùa hạ nóng,ẩm và mưa nhiều.
- Miền khí hậu phía Nam : từ dãy Bạch Mã trở vào nhiệt độ quanh năm cao với 1 mùa mưa và 1 mùa khô.
- Khu vực Đông Trường Sơn có mưa lệch hẳn về thu đông.
- Khí hậu biển Đông Việt Nam mang tính chất gió mùa nhiệt đới hả dương.
+ Thất thường:
- Có năm rét sớm , năm rét muộn ; có năm mưa lớn,năm thì khô hạn;năm ít bão,năm nhiều bão.
- Sự thất thường trong chế độ nhiệt diễn ra chủ yếu ở miền Bắc.
* Đặ điểm chung của khí hậu nước ta :
- khí hậu nc ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
- khí hậu nc ta mang tính chất đa dạng và thất thường.
b)
1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm tới 85%. Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%.
- Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ, đồng bằng lớn: Đồng bằng sông Hồng; Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau
- Địa hình nước ta do giai đoạn Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo dựng lên.
- Địa hình phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau
- Hướng nghiêng của địa hình là hướng Tây Bắc - Đông Nam.
- Địa hình nước ta có 2 hướng chủ yếu:
+ Hướng Tây Bắc - Đông Nam.
+ Hướng vòng cung.
3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người
- Địa hình luôn biến đổi do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm và do sự khai phá của con người.
- Trong môi trường nóng ẩm, đất đá bị phong hoá mạnh mẽ. Lượng mưa lớn và tập trung theo mùa đã nhanh chóng xói mòn, cắt xẻ, xâm thực các khối núi lớn. Hiện tượng nước mưa hoà tan đá vôi tạo nên địa hình cacxtơ nhiệt đới độc đáo.
- Trên bề mặt địa hình thường có rừng cây rậm rạp che phủ. Dưới rừng là lớp đất và vỏ phong hoá dày, vụn bở.
- Các dạng địa hình nhân tạo: công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh rạch, hồ chứa nước,...
- địa hình cao nguyên ba dan đc hình thành do dung nham núi lửa phun trào.
chúc bạn học tốt
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247