a.
- Nhận xét:
+ Tốc độ tăng diện tích cây cao su của cả nước là: 350,8%.
+ Tốc độ tăng diện tích cây cao su của Đông Nam Bộ là: 695,4%.
+ Tốc độ tăng diện tích cây cao su của Đông Nam Bộ cao hơn so với cả nước.
+ Diện tích cây cao su của Đông Nam Bộ năm 2008 chiếm 60% so với cả nước.
+ Diện tích cây cao su của Đông Nam Bộ năm 2008 gấp 6,9 lần so với năm 1895.
+ Diện tích cao su của Đông Nam Bộ tăng liên tục từ 56,8 nghìn ha lên 395,0 nghìn ha.
- Cây cao su của Đông Nam Bộ chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất cao su so với cả nước.
b.
Cây cao su được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ vì:
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình và đất: có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải.
+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, ít gió mạnh thích hợp với điều kiện sinh thái của cây cao su.
+ Nguồn nước: thủy lợi đã được cải thiện, nổi bật là hồ Dầu Tiếng (hồ thủy lợi lớn nhất nước ta).
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su.
+ Có nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây cao su ở Biên Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Cây cao su mang lại hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định (trong nước, nước ngoài)
+ Có chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước.
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247