Câu 1:
1) Đặc điểm dân cư Đông Nam Á
- Dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao 1,5%(2002)
- Dân cư phân bố không đều, tập trung ở vùng ven biển và các đồng bawsfngchaau thổ.
- Ngôn ngữ chính: Tiếng anh, tiếng Hoa, tiếng Mã Lai.
- Chủng tộc: Môn-gô-lô-it, Ô-xtra-lô-it.
- Dông Nam Á gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-bo, In-đônê-xi-a, Đông-ti-mo, Phi-líp-pin, Bri-nây.
2) Đặc điểm xã hội
- Các nước trong khu vực có nền văn minh lúa nước, có những nét tương đồng về sinh hoạt, sản xuất, lịch sử đấu tranhgiafnh độc lập.
- Tôn giáo: phật giáo, hồi giáo, Ấn Độ giáo và tín ngưỡng địa phương.
- Thuận lợi: cho sự giao lưu văn hóa, hợp tác phát triển giữa các nước, các dân tộc.
- Khó khăn: sự bất đồng ngôn ngữ, nét văn hóa mỗi nước khác nhau.
Câu 2:
1) Vị trí và giới hạn khu vực Đông Nam Á
- ĐNÁ: gồm phần đất liền là bán đảo Trung Ấn và phần hải đảo là quần đảo Mã Lai.
- Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Á và châu Đại Dương
- Vị trí địa lí ảnh hưởng sâu sắc đến khí hậu, cảnh quan khu vực.
- Có ý nghĩa lớn về kinh tế, quân sự.
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247