Trang chủ Lịch Sử Lớp 6 ua người nguyen thủy trên vùng dat Dak Lak. II....

ua người nguyen thủy trên vùng dat Dak Lak. II. Phần tư luân: Câu 1: Nêu những chinh sách cai trị của các triều dai phong kien Trung Quốc đối với nhân dân

Câu hỏi :

Phân tử luận từ câu 1 đến câu 5 câu 6

image

Lời giải 1 :

Câu 1:

* Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt:

- Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế vô lí, bắt nhân dân cống nộp sản vật quý hiếm như: ngà voi, đồi mồi,…

- Bắt những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.

- Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt. Bắt dân ta theo phong tục tập quán của người Hán, học chữ Hán,...

- Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta,...

 Những chính sách vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt.

* Chính sách thâm hiểm nhất: là muốn đồng hóa dân tộc ta về mọi mặt, biến nước ta trở thành một quận, huyện của chúng.

Câu 2:

- Sau hơn một nghìn năm đô hộ, tổ tiên ta vẫn giữ được tiếng nói và các phong tục, nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tộc: xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng, làm bánh chưng, bánh giầy.

- Ý nghĩa: Điều này chứng tỏ sức sống mãnh liệt của tiếng nói, phong tục, nếp sống của dân tộc không có gì có thể tiêu diệt được.

Câu 3:

* Kinh tế: đạt trình độ ngang với các nước xung quanh:

- Nông nghiệp:

+ Biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng sức kéo của trâu bò, biết làm ruộng bậc thang và xe guồng nước.

+ Trồng lúa một năm hai vụ, trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp.

+ Nghề khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi,…) và đánh bắt cá phát triển.

- Thủ công nghiệp: nghề làm gốm khá phát triển.

- Thương nghiệp: Có sự giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng.

* Văn hóa:

- Chữ viết: người Chăm đã có chữ viết riêng (từ thế kỉ IV).

- Tôn giáo: Người Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

- Phong tục, tập quán: ở nhà sàn, ăn trầu cau, tục hỏa táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay biển.

- Nghệ thuật: người Chăm đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi,…

Câu 4:

Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy. - Giữa năm 905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức. - Khúc Thừa Dụ, được sự ủng hộ của nhân dân, đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.

Câu 5:

- Diễn biến:

+ Năm 938, quân Nam Hán do Hoằng Tháo chỉ huy kéo quân vào nc ta.

+ Thủy triều lên, Ngô Quyền cho quân ra đánh nhử địch vào bãi cọc ngầm.

+ Lưu Hoằng Tháo tiến quân đuổi theo qua bãi cọc ngầm mà ko hay bt.

+ Nc triều rút, Ngô Quyền cho quân ra đánh phản công.

- Kết quả: Quân Nam Hán thất bại.

- Ý nghĩa: Chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra kỉ nguyên mới, độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc.

- Nói chiến thắng Bạch Đằng vĩ đại của dân tộc ta vì: Là cơ sở sau này cho vc khôi phục quốc thống.

Câu 6:

- Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ đoạt chức Tiết độ sứ, cầu cứu vua Nam Hán.

- Ngô Quyền kéo quân ra Bắc, bố trí trận địa ở cửa sông Bạch Đằng.

Thảo luận

Lời giải 2 :

 Câu 1:

- Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc cực kỳ thâm độc và tàn bạo.

- Chính sách thâm hiểm nhất của chúng là đồng hóa dân tộc. Bởi vì chúng muốn biến nhân dân nước Nam thành dân của chúng. Chúng đưa dân Trung Quốc sang ở với dân ta, bắt dân ta phải học tập và làm theo phong tục của chúng. Hơn nữa, chúng muốn biến nước ta thời ấy thành một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Chúng bắt dân ta phải cống nộp sản vật quý hiếm,khai thác tài nguyên quý giá của nước ta đưa về Trung Quốc.

Câu 2:

- Sau hơn 1000 năm bị đô hộ , tổ tiên của chúng ta vẫn giữ được phong tục, tập quán: ăn trầu, nhuộm răng, làm bánh trưng, bánh giày, xăm mình, giữ gìn tiếng nói của tổ tiên.

Ý nghĩa: Những phong tục, tập quán ấy như đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người con đất việt. Chứng minh cho tình yêu đất nước, quê hương: dù cho đất nước có rơi vào vòng nô lệ thì nhân dân ta vẫn một lòng giữ vững bản sắc tinh túy của dân tộc.

Câu 3:

- Người Chăm đã có chữ viết riêng (từ thế kỉ IV).

- Người Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

- Người Chăm sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là tháp Chàm, đền, tượng,...

- Phong tục, tập quán: ở nhà sàn, ăn trầu cau, tục hỏa táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay biển.

Câu 4:

-Cuối thế kỉ IX nhà Đường suy yếu

- Năm 905, Khúc Thừa Dụ nổi dậy giành quyền tự chủ

- Năm 906, vua Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ

Câu 5:

* Diễn biến:

- Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng nước ta.

- Ngô Quyền xây dựng trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng

- Quân Nam Hán lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết, thuyền bị cọc nhọn đâm vỡ, Lưu Hoàng Tháo

* Kết quả:

- Vua Nam Hán vội rút quân về nước

- Cuộc kháng chiến chống Nam Hán lần thứ hai này kết thúc thắng lợi

* Ý nghĩa :

- Đây là một chiến thắng vĩ đại trong lịch sử dân tộc.

- Kết thúc 1000 năm đô hộ

- Mở ra thời kì độc lập của đất nước.

* Vì

- Đây là lần thứ hai nhà Nam hán đem quân ssang xâm lược nước ta, mặc dù sau trận này, nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian nữa nhưng không dám đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba. Với chiến thắng này, nhân dân ta đã đạp tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thười kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.

Câu 6:

- Kế hoạch của Ngô Quyền chủ động khi giặc còn ngấp nghé, ông khẩn trương tổ chức kháng chiến. Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng đánh giặc. Ông quyết định chọn khu vực cửa sông và vùng trung lưu, hạ lưu sông Bạch Đằng làm điểm quyết chiến với giặc – chủ động đón đánh quân xâm lược.

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247