Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 Em hãy thuyết minh những chiến thắng của nghĩa quân...

Em hãy thuyết minh những chiến thắng của nghĩa quân nam sơn trong bài đại cáo bình ngô của Nguyễn Trãi câu hỏi 207767 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Em hãy thuyết minh những chiến thắng của nghĩa quân nam sơn trong bài đại cáo bình ngô của Nguyễn Trãi

Lời giải 1 :

MB : - Giới thiệu về tác phẩm " Bình Ngô đại cáo" và giới thiệu về những chiến thắng của nghĩa quân Nam Sơn được khắc họa trong bài

TB : 

- Giới thiệu đôi nét về thể cáo 

-Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

- Gới thiệu vào đoạn thơ nói về chiến thắng của quân dân ta.

- Giới thiệu về chủ tướng Lê lợi- người đứng đầu và lãnh đạo nghĩa quân chống giặc : Vào thế kỉ XV nhân dân Đại Việt tự hào với người chủ tướng Lê Lợi, thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bất tử.

 - Kể về giai đoạn phản công và thắng lợi của ta:

    + Những trận tiến quân ra Bắc: trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động

    + Chiến dịch diệt chi viện: trận Chi Lăng, Mã Yên, Xương Giang

        ⇒ Biện pháp liệt kê tái hiện không khí chiến trận máu lửa, sục sôi với những chiến thắng giòn giã liên tiếp của quân ta cũng như sự thất bại nhục nhã, ê trề của địch.

- Thất bại của giặc Minh:

    + Nghệ thuật cường đại, nói quá miêu tả những thất bại thảm hại của giặc.

    + Binh lính cởi áo giáp xin hàng

    + Tướng giặc tham sống sợ chết cởi áo giáp xin hàng

- Khí thế và cách ứng xử của quân, dân ta:

    + Nghệ thuật cường điệu: Gươm mài đá, đá núi phải mòn….

    + Cách ứng xử vừa khôn khéo vừa nhân nghĩa của nghĩa quân: “Thần vũ chẳng giết hại … nghỉ sức”

        ⇒ Nghệ thuật đối lập đã thể hiện rõ những nét đối cực trong cuộc chiến giữa ta và địch, từ tính chất cuộc chiến cho đến khí thế, sức mạnh, những chiến công và cách ứng xử

KB : - Khẳng định sức mạnh hùng hồn của quân dân Lam Sơn trong cuộc chiến đấu

- Byaf tỏ niềm tự hào về những chiến thắng quân và dân ta đã đạt được.

Thảo luận

Lời giải 2 :

I. Hình ảnh của nghĩa quân Lam Sơn:

1. Giới thiệu được những trận đánh quan trọng của cuộc khởi nghĩa:

- Trận đánh Chi Lăng – Xương Giang.

- Trận đánh Tốt Động – Chúc Động.

2. Khí thế của quân ta: hào hùng như sóng trào bão cuốn (“sấm vang chớp giật”, “trúc chẻ tro bay”, “sạch ko kình ngạc”, “tan tác chim muông”, “quét sạch lá khô”, “đá núi phải mòn”, “nước sông phải cạn”... " các hình ảnh so sánh- phóng đại " tính chất hào hùng).

3. Khung cảnh chiến trường: ác liệt, dữ dội khiến trời đất như đảo lộn ( “sắc phong vân phải đổi”, “ánh nhật nguyệt phải mờ”).

4. Những chiến thắng của ta: dồn dập, liên tiếp (các câu văn điệp cấu trúc, mang tính chất liệt kê: “Ngày 18.../ Ngày 20.../ Ngày 25.../ Ngày 28...”

II. Hình ảnh giặc Minh

1. Tham sống, sợ chết, hèn nhát, thảm hại:

Trần Trí, Sơn Thọ- mất vía.

Lí An, Phương Chính- nín thở cầu thoát thân.

Đô đốc Thôi  Tụ- lê gối dâng tờ tạ tội.

Thượng thư Hoàng Phúc- trói tay để tự xin hàng.

Quân Vân Nam – khiếp vía mà vỡ mật.

Quân Mộc Thạnh – xéo lên nhau chạy để thoát thân.

Mã Kì, Phương Chính- hồn bay phách lạc.

Vương Thông, Mã Anh – tim đập chân run...

2. Thất bại của kẻ thù: thê thảm nhục nhã: “trí cùng lực kiệt”, “máu chảy thành sông”, “thây chất đầy đường”, “máu chảy trôi chày”, “thây chất thành núi”,...

3. Cách gọi, cách miêu tả kẻ thù đầy khinh bỉ, mỉa mai: thằng nhãi con Tuyên Đức; đồ nhút nhát Thạnh, Thăng; tướng giặc bị cầm tù - hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng; Mã Kì, Phương Chính...ra đến bể mà vẫn hồn bay phách lạc; Vương Thông, Mã Anh... về đến nước mà vẫn tim đập chân run;...

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247