Trang chủ Hóa Học Lớp 12 HH A gồm CuO và 1 oxit của kim loại...

HH A gồm CuO và 1 oxit của kim loại hóa trị II ( không đổi ) có tỉ lệ mol 1 : 2. Cho khí H2 dư đi qua 2,4g hh A nung nóng thu được hỗn hợp rắn B. Để hòa tan hế

Câu hỏi :

HH A gồm CuO và 1 oxit của kim loại hóa trị II ( không đổi ) có tỉ lệ mol 1 : 2. Cho khí H2 dư đi qua 2,4g hh A nung nóng thu được hỗn hợp rắn B. Để hòa tan hết B cần dùng đúng 80ml dd HNO3 1,25M và thu được khí NO duy nhất Xác định CTHH oxit KL biết PỨ xảy ra hoàn toàn

Lời giải 1 :

Đáp án: MgO

 

Giải thích các bước giải:

Đặt CTTQ của oxit kim loại hóa trị II là RO.

Vì CuO và RO có tỉ lệ mol 1 : 2 nên nếu ta đặt a là số mol của CuO ⇒ 2a là số mol của RO trong 2,4g hỗn hợp A.

Vì H2 chỉ khử được những oxit kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học của kim loại, nên xảy ra 2 khả năng: 

- R là kim loại đứng sau Al

PTHH xảy ra:

              CuO + H2 → Cu + H2O

( mol )       a --->          a

                RO + H2 → R + H2O

( mol )      2a --->      2a

                3Cu   + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 4H2O + 2NO (↑)

( mol )         a -->   $\frac{8a}{3}$ 

                 3R    +   8HNO3 → 3R(NO3)2 + 4H2O + 2NO (↑)

( mol )       2a --->  $\frac{16a}{3}$ 

Ta có hpt: $\frac{8a}{3}+$ $\frac{16a}{3}=0,08*1,25=0,1$ 

và 80a + 2a( MR + 16) = 2,4

Giải ra được a = 0,0125 và MR= 40 ( Ca )

Loại do trái với giả thiết R đứng sau Al

⇒ R phải là kim loại đứng trước Al

PTHH: 

               

                         CuO + H2 → Cu + H2O

 ( mol )                a --->          a

                         

                        3Cu   + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 4H2O + 2NO (↑)

( mol )                a --> $\frac{8a}{3}$ 

  

                         RO + 2HNO3 → R(NO3)2 +             +  H2O

( mol )               2a ---> 4a         

Ta có hpt:             

$\frac{8a}{3}+4a=0,1$ và 80a + 2a( MR + 16) = 2,4

Giải ra được a = 0,015 và MR = 24 ( Mg - thỏa mãn với gt )

CTHH oxit MgO

Thảo luận

-- bạn ơi Mg đứng trước Al mà???
-- à mình hiểu rồi ạ, nãy mình k đọc đoạn sau

Lời giải 2 :

* Giả sử oxit ko bị khử

Gọi x là mol CuO, 2x là mol RO 

=> 80x+ 2(R+16)x= 2,4 (#)

=> B gồm x mol Cu, 2x mol RO

nHNO3= 0,08.1,25= 0,1 mol 

3Cu+ 8HNO3 -> 3Cu(NO3)2+ 2NO+ 4H2O 

RO+ 2HNO3 -> R(NO3)2+ H2O

=> nHNO3 pu= 8x/3 + 4x= 0,1 

<=> x= 0,015  

Thay x vào (#), ta có: 

1,2+ 0,03R+ 0,48= 2,4 

<=> R= 24 (Mg) => TM 

* Giả sử oxit RO bị khử (khác FeO) 

Gọi x là mol CuO; 2x là mol RO 

=> 80x+ (R+16)2x= 2,4 

<=> 112x+ 2Rx= 2,4 (*)

Spu khử thu đc x mol Cu; 2x mol R 

nHNO3= 0,1 mol 

3Cu+ 8HNO3 -> 3Cu(NO3)2+ 2NO+ 4H2O 

3R+ 8HNO3 -> 3R(NO3)2+ 2NO+ 4H2O 

=> nHNO3 pu= 8x/3 + 16x/3= 0,1 

<=> x= 0,0125 

Thay vào (*), ta có: 

1,4+ 0,025R= 2,4 

<=> R= 40 (Ca) => Loại vì CaO ko thể khử  

Vậy oxit là MgO

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247