Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 cảm nhận về nv ông sáu trong truyện chiếc lược...

cảm nhận về nv ông sáu trong truyện chiếc lược ngà viết ra giấy câu hỏi 3148361 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

cảm nhận về nv ông sáu trong truyện chiếc lược ngà viết ra giấy

Lời giải 1 :

Có những câu chuyện đọc ngàn lần không thể nhớ, lại có những câu chuyện đọc một lần mà không thể quên. "Chiếc lược ngà" là một tác phẩm như thế để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả. Và góp phần tạo nên sự xuất sắc cho truyện ngắn chính là hình tượng người cha- ông Sáu.

Ông Sáu vốn là một người nông dân Nam Bộ tham gia vào cuộc kháng chiến chống Pháp, để lại vợ và con thơ, tức bé Thu. Sau bao năm ròng rã, có đợt được nghỉ ba ngày, ông quay trở về thăm gia đình. Chính vào khoảng thời gian này, một câu chuyện éo le và cảm động đã diễn ra. Từ đó làm sáng lên tình yêu và phẩm chất của ông Sáu.

Nổi bật hơn hết ở ông Sáu chính là tình cảm của một người cha dành cho đứa con gái bé bỏng của mình. Suốt mấy năm ròng rã chỉ được nhìn mặt con qua tấm ảnh vợ mang đến nên trên đường trở về "cái tình người cha cứ nôn nao trong người anh". Vừa thấy một bé gái trạc con mình, anh không thể chờ xuồng cập bến nữa mà "nhún chân nhảy thót lên xô chiếc xuồng tạt ra xa", "bước vội những bước dài", "kêu to". Một loạt các hành động dồn dập gấp gấp thể hiện niềm mong mỏi, nỗi nhớ nhung được gặp con. Ông Sáu còn tưởng tượng ra cảnh được ôm con, được tuôn ra tình cảm nồng nhiệt nhất cho con. Hành động dang tay cùng với câu nói "Ba đây con" là tất cả sự chờ đợi, hồi hộp của người cha. Nhưng trái với sự kì vọng, bé Thu phản ứng hoàn toàn ngược lại khiến mặt anh "sầm lại", hai tay buông thõng như bị gãy thể hiện mọi sự bất lực và hụt hẫng của ông Sáu. Trong ba ngày ngắn ngủi, bé Thu không nhận mặt cha còn ông Sáu thì chỉ khao khát được nghe một tiếng gọi ba của con bé. Anh đã làm đủ mọi cách nhưng chỉ càng khiến con bé đẩy anh ra xa nên nhiều lúc anh chỉ cười vì "khổ tâm đến nỗi không khóc được nên anh chỉ cười vậy thôi". Khi anh lỡ đánh con, đó không phải vì anh không yêu con mà trái lại vì anh quá thương con nhưng bất lực không có cách nào để con nhận mình. Cho đến ngày chia tay, ông Sáu được sống trong giờ phút làm cha ngắn ngủi khi bé Thu đã chịu gọi một tiếng ba "Ba, không cho ba đi nữa. Ba ở nhà với con". Anh trao cho con muôn vàn nụ hôn, thể hiện tình yêu dồn dập bấy lâu nay bị khước từ. Giây phút tuy ngắn ngủi nhưng hạnh phúc vô bờ. Khi trở về chiến khu, giữ đúng lời hứa, anh đã tự tay tìm gỗ, ngày đêm miệt mài tỉ mẩn từng chiếc tay để hoàn thành cây lược ngà. Nhưng chưa kịp trao cho đứa con gái, anh đã bị trúng đạn của giặc. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, người cha ấy vẫn nghĩ đến con của mình, lấy cây lược trong túi ra trao lại cho người bạn. Chiếc lược ấy là kết tinh của tất cả tình yêu mà ông Sáu dành cho bé Thu. Tình yêu ấy sâu hơn biển, cao hơn núi, thiêng liêng và bất diệt không một bom đạn nào có thể phá hủy.

Ông Sáu còn là người chiến sĩ kiên trung, sẵn sàng bỏ lại sau lưng những hạnh phúc riêng tư cá nhân, dù ông rất muốn ở lại với con với gia đình nhưng ông đã vượt qua sự ích kỷ ấy vì sự nghiệp chung của dân tộc. Một chi tiết thôi cũng chứng tỏ phẩm chất kiên trung của một người lính.

Hình tượng ông Sáu, một người chiến sĩ kiên trung, một người cha hết mực yêu thương con, vượt qua mọi sự băng hoại của thời gian đã sống trong lòng bạn đọc của thế hệ bao đời.

#Hoidap247

@Nnphuongg

Thảo luận

-- làm ra giấy

Lời giải 2 :

Hạnh phúc và chiến tranh, chiến tranh và bị kịch mãi mãi là một vấn đề không thể hóa giải trong lịch sử và đời sống con người. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã hướng vào đề tài ấy và khắc họa thành công hình ảnh anh Sáu, người lính cách mạng với một tình yêu thương tha thiết.

    “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966, thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc đang diễn ra gay go, khốc liệt. Truyện khai thác một tình cảm phổ biến của con người – tình cha con nhưng lại được đặt trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh, sinh ly từ biệt nên để lại trong lòng người đọc những xúc động thấm thía.

- Anh Sáu là người lính cách mạng ra đi kháng chiến từ lúc đứa con gái đầu lòng chưa đầy một tuổi. Anh trở về nhà sau tám năm xa cách nhưng thật trớ trêu bé Thu lại không nhận ra anh là ba. Đến lúc em nhận ra và thể hiện tình yêu cha mãnh liệt thì cũng là lúc anh Sáu phải lên đường.

Trở về căn cứ anh Sáu dồn tất cả tình yêu thương, nỗi mong nhớ con vào việc làm cây lược ngà tặng con. Nhưng chưa kịp trao cho con thì anh lại hy sinh trong một trận của địch.

        Đặt nhân vật vào tình huống éo le bất ngờ nhà văn Nguyễn Quang Sáng muốn thể hiện thật chân thực, sinh động tình cảm sâu lặng của anh Sáu trong hoàn cảnh chiến tranh.

       Tình yêu của anh Sáu dành cho con khi được về phép thăm nhà.

       Sau những năm kháng chiến chống pháp trường kì của dân tộc, tiếng súng tạm ngừng, anh Sáu mới được về thăm gia đình, vợ con ít ngày để rồi lại ra đi bước tiếp vào cuộc chiến tranh chống Mĩ xâm lược. Sau tám năm xa cách, lúc được về thăm nhà, cái tình người cha cứ nôn nao trong anh vì thế xuồng chưa kịp cập bến, anh không thể đợi thêm được nữa. Nhón chân nhảy thót lên bờ xô chiếc xuồng ra xa, vội vàng bước những bước dài, vừa bước vừa dang tay kêu to “ Thu! Con!.” Nghe tiếng kêu bé Thu ngơ ngác lạ lùng, còn anh lại không ghìm nổi xúc động giọng lắp bắp run run. “ Ba đây con! ” Nhớ bao nhiêu anh lại càng khao khát gặp lại con bấy nhiêu nên khi bé Thu sợ hãi bỏ chạy, anh đứng sững lại, hai tay buông xuống như bị gãy. Bao nhiêu ngày tháng xa cách cứ tưởng lúc gặp con anh sẽ được ôm con vào lòng mà thỏa nỗi mong nhớ. Nào ngờ ngay phút đầu trở về nhà anh Sáu đã hụt hẫng, đau đớn và thất vọng.

     Trong 3 ngay phép anh chẳng đi đâu xa chỉ quang quẩn ở nhà vỗ về con với một niềm mong mỏi được  nghe tiếng ba của con . Nhưng anh càng gần gũi vỗ về con bao nhiêu thì bé thu càng lạnh nhạt , xa lánh anh bất nhiêu . Cuộc chiến ác liệt đã để lại di chứng vết thẹo dài trên gương mặt trai trẻ của anh . Nỗi đau không chỉ về thể xác mà còn hằn sâu trong tinh thần , tâm hồn của người lính cách mạng . vết thương của chiến tranh đã trở thành vết thương lỏng của tình phụ tử . Đó chính là nguyên nhân trong xuất ba ngày ngắn ngủi con nhất định không chịu nhận cha ngay cả khi bị dồn vào thế bí nhất . Điều đó  khiến anh sáu vô cùng khổ tâm , anh quay lại nhìn con “ vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười ” có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được nên anh đành cười vậy thôi . xa cách con đã lâu , anh muốn dành tình yêu thương vào sự chăm chút để có thể bù đắp phần nào cho con nên trong bữa ăn anh đã gắp cái trứng cá to để vào chén nó , nhưng bé thu không thể hiểu nỗi đau do chiến tranh để lại , nó cũng không thể hiểu nối khao khát trong xuất tám năm qua cha  mong được gặp con được hạnh phúc khi nghe con kêu một tiếng ba giản dị mà thiêng liêng nhất cuộc đời nên nó đã từ chối sự quan tâm của anh “ hất tung cái trứng cá ra mâm ” . Quá tức giận , không kìm chế được , anh đã dơ tay đánh con . cái đánh ấy là thể hiện tình yêu thương con của người cha đã trở nên bất lực, nó càng  chứng tỏ nỗi khao khát được nghe tiếng gọi ba của con mãnh liệt đến trừng nào . Trong những giây phút cuối cùng ở nhà , anh sáu chia tay mọi người chuẩn bị lên đường thì bất ngờ bé thu gọi anh là ba và thể hiện tình yêu mãnh liệt . Anh Sáu nghe được tiếng gọi của con , anh súc động vô cùng , một tay ôm con , một tay lau nước mắt , anh hôn lên mái tóc con . tình cha con của anh sáu trong giờ phút chia tay được bộc lộ thật cảm động , sâu sắc hơn bao giờ hết . Nào ngờ chút hạnh phúc ngắn ngủi nhỏ nhoi ấy lại là lần sinh li tử biệt , vĩnh viến xa lìa con .

     Vì nhiện vụ , anh  lại phải lên đường mang theo bao nỗi niềm .Tình yêu con của người lính cách mạng thật sâu nặng , thiêng liêng nhưng vì tiếng gọi của tổ quốc họ vẫn sẵn sàng gác tình riêng để hoàn thành nhiệm vụ .

      Tình yêu thương con của anh Sáu trong những ngày ở chiến khu :

      Trở lại căn cứ nơi chiến trường với bao thiếu thốn gian khổ hiểm nguy nhưng chưa lúc nào anh nguôi ngoai nỗi nhớ con và niềm ân hận vì đã chót đánh con . Là người cha rất mực thương con , anh mang theo lời dặn của con vào chiến trường : “ ba về ba mua cho con một cây lược nghe ba ”

Anh đã dồn hết tất cả tình yêu thương vào việc làm cây lược ngà tặng con

( từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu , anh hớt hải chạy về , tay cầm khúc ngà . Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà . Anh lấy vỏ đạn 20 li của mĩ , đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ , cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ . Những lúc rỗi , anh cưa từng chiếc răng lược , thận trọng và tỉ mỉ cố công như một người thợ bạc ) . chiếc lược ngà đối với anh không chỉ là một vật bình thường mà nó là một vật kỉ niện chứa đựng bao tình thương nối nhớ của anh đối với cô con gái yêu quý . Chiếc lược là niềm an ủi , động viên anh trong những ngày tháng gian khổ . từ khi cây lược được hoàn thành anh lại càng mong chờ sớm được gặp con .

      Nhưng chiến tranh là đau thương mất mát , là chia li tử biệt . Nó khiến bao gia đình phải chụi bi kịch của cảnh chia lìa : cha phải xa con , vợ phải mất chồng . Anh Sáu đã hi sinh trong một trận càn của địch . Anh ngã xuốn thầm lặng không một lời chăng chối , không nấm mồ , không bia mộ . Vì những ngày đen tối ấy , sống chết phải tuyệt đối bí mật . Sống và hi sinh , đau khổ và lặng lẽ . song người cha , người chiến sĩ ngoan cường trung thành với cách mạng , gắn bó với quê hương đồng chí đồng đội ấy không bao giờ chết. Trước khi nhắm mắt không  còn đủ sức để trăng trối lại điều gì nhưng anh vẫn cố hết sức đưa tay vào túi móc cây lược ra trao cho người bạn như một lời dặn dò trao gửi đến con của anh với mong muốn hãy gữi gìn và nối tiếp tình cha con ruột thịt . dường như cho đến phút cuối cùng chỉ có tình cha con là mãnh liệt và sống mãi . 

      Có thể nói chiếc lược ngà với dòng chữ “yêu nhớ tặng thu con của ba”

Mãi mãi là vật kí thác thiêng liêng , là nhân chứng  về nỗi đau , về bi kịch đầy máu và nước mắt , để lại nhiều ám ảnh bi thương trong lòng người đọc .chiếc lược ngà là biểu tượng của sức sống , của tình người trong chiến tranh , là niềm tin , niềm hi vọng . Nó hiển hiện như để khẳng định rằng : chiến tranh , bom đạn của kẻ thù có thể hủy diệt tất cả nhưng không thể hủy diệt được tình yêu ,  không thể chia cắt được tâm hồn trong trẻo của con người mà hơn thế nó làm cho cuộc đời này ,  con người của thời đại này càng trỏ nên cau thượng , đẹp đẽ hơn bao giờ hết .

     Bằng cốt truyện chặt chẽ hấp dẫn , tình huống truyện bất ngờ hợp lý , lựa chọn ngôi kể phù hợp đặc biệt sự thấu hiểu cảm thông của người lính từng trải hiện thực chiến tranh của nhà văn , tác phẩm đã ngợi ca tình cha con sâu nặng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh .

    Với tình cảm thiêng liêng sâu nặng của ông Sáu dành cho con , ta có thể khẳng định chiếc lược ngà là bài ca về tình phụ tử . Qua tác phẩm em cảm thận thấm thía những mất mát không gì có thể bù đắp nổi của con người trong chiến tranh và càng thêm trân trọng những tình cảm cao đẹp trong tâm hồn họ .

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247