Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm...

Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp . Qua Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Lon

Câu hỏi :

Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp . Qua Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Lời giải 1 :

Em dựa vào dàn bài chi tiết dưới đây để viêt văn nhé .

Mở bài: - Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận: Giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học đem lại cho người đọc: cái đẹp của văn học và cái đẹp của cuộc sống.

- Trích dẫn nhận định. - Giới hạn vấn đề : Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa đem đến cho ta nhiều vẻ đẹp như thế.

Thân bài: 

1. Giải thích ngắn gọn: - Nhà văn chân chính: là nhà văn luôn đặt cái đích vào con người, đem ngòi bút của mình phục vụ cho đời sống, có ích cho con người

- Xứ sớ của cái đẹp: + Đó là cái đẹp muôn hình muôn vẻ của cuộc đời mà nhà văn phản ánh trong tác phẩm.

+ Đó là vẻ đẹp trong tự nhiên, trong con người, trong lao động, trong chiến đấumà nhà văn mang tới cho người đọc.

+ Cái đẹp đó còn là cái đẹp của nghệ thuật của tác phẩm: về ngôn từ, về hình tượng, về kết cấu, các hình thức nghệ thuật sinh động

=>Cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm không chỉ đem lại cho con người khả năng rung động thẩm mĩ mà còn hướng con người tới những gì tốt đẹp nhất của cuộc đời, làm con người yêu mến cuộc sống hơn. Cho nên niềm vui của nhà văn chân chính là người dẫn đường cho bạn đọc đến với xứ sở của cái đẹp.

2. Chứng minh :  Xứ sở của cái đẹp trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long 

* Cái đẹp về nội dung:  - Tác phẩm đem đến cho ta vẻ đẹp của bức tranh núi rừng Tây bắc rộng lớn, thơ mộng

- Vẻ đẹp của những con người nơi đây : Cống hiến, thầm lặng: trọng tâm là vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong công việc, trong cuộc sống và trong quan hệ với mọi người và một số nhân vật khác: ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh thanh niên lập bản đồ sét.

=> Hình ảnh họ khiến ta cảm phục, noi theo và tin yêu cuộc sống.

* Cái đẹp về nghệ thuật của truyện: 

- Đẹp, hấp dẫn ngay từ nhan đề

 - Cốt truyện : đơn giản, ít sự kiện mà chỉ là cuộc gặp gỡ bất ngờ ngắn ngủi của mấy nhân vật 

- Nhân vật không được đặt tên (ý nghĩa), nhân vật chính xuất hiện sau và được nhìn nhận từ nhiều góc độ, nhiều điểm nhìn khiến nhân vật hiện lên đậm nét.

- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, giàu chất tạo hình, thấm đẫm chất thơ

=> Tất cả những cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm chính là sản phẩm của quá trình lao động cực nhọc , sáng tạo và mê say của nhà văn. Nhà văn- người kĩ sư tâm hồn đã đốt cháy mình để có được ánh sáng, niềm vui đưa ta đến bến bờ. xứ sở của cái đẹp.

Kết Bài : - Khẳng định ý kiến trên là vô cùng xác đáng

- Khẳng định tác phẩm " lặng lẽ Sa Pa" là một tác phẩm hay manng đến cho người đọc nhiều bài học và giá trị sâu sắc.

Thảo luận

-- mình tự hỏi sao 2 bài giống nhau vậy

Lời giải 2 :

Em tham khảo dàn ý nhé 

I.MB:

- Dẫn dắt và nêu VĐNL: Gía trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học đem đến cho người đọc: cái đẹp của văn học và cái đẹp của cuộc sống

- Trích dẫn và nêu phạm vi nghị luận

II.TB

 1. Giaỉ thích

 - Nhà văn chân chính: là nhà văn luôn đặt cái đích là con người, là nhà văn luôn đặt cái đích vào con người, đem ngòi bút của mình phục vụ cho đời sống, có ích cho con người

- Xứ sớ của cái đẹp:

 + Đó là cái đẹp muôn hình muôn vẻ của cuộc đời mà nhà văn phản ánh trong tác phẩm. Đó là vẻ đẹp trong tự nhiên, trong con người, trong lao động, trong chiến đấumà nhà văn mang tới cho người đọc.( Cái đẹp của nội dung tác phẩm)

 + Cái đẹp đó còn là cái đẹp của nghệ thuật của tác phẩm: về ngôn từ, về hình tượng, về kết cấu, các hình thức nghệ thuật sinh động

=>Cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm không chỉ đem lại cho con người khả năng rung động thẩm mĩ mà còn hướng con người tới những gì tốt đẹp nhất của cuộc đời, làm con người yêu mến cuộc sống hơn. Cho nên niềm vui của nhà văn chân chính là người dẫn đường cho bạn đọc đến với xứ sở của cái đẹp.

2) Xứ sở của cái đẹp trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long 

* Cái đẹp về nội dung: 

 - Tác phẩm đem đến cho ta vẻ đẹp của bức tranh núi rừng Tây bắc rộng lớn, thơ mộng.Thiên nhiên  thơ mộng của vùng núi  Sa Pa,  ( những câu văn miêu tả cảnh sắc thiên nhiên ở đoạn đầu và cuối đoạn trích và phân tích).

 - Vẻ đẹp của những con người nơi đây : Cống hiến, thầm lặng: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên (trọng tâm): trong công việc, trong cuộc sống và trong quan hệ với mọi người và một số nhân vật khác: ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh thanh niên lập bản đồ sét.=> Hình ảnh họ khiến ta cảm phục, noi theo và tin yêu cuộc sống.

* Cái đẹp về nghệ thuật của truyện: 

 - Đẹp, hấp dẫn ngay từ nhan đề : ( Giải thích ý nghĩa nhan đề).

 - Cốt truyện, : đơn giản, ít sự kiện mà chỉ là cuộc gặp gỡ bất ngờ ngắn ngủi của mấy nhân vật 

 - Nhân vật không được đặt tên (ý nghĩa), nhân vật chính xuất hiện sau và được nhìn nhận từ nhiều góc độ, nhiều điểm nhìn khiến nhân vật hiện lên đậm nét.

 - Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, giàu chất tạo hình, thấm đẫm chất thơ

=> Tất cả những cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm chính là sản phẩm của quá trình lao động cực nhọc , sáng tạo và mê say của nhà văn. Nhà văn- người kĩ sư tâm hồn đã đốt cháy mình để có được ánh sáng, niềm vui đưa ta đến bến bờ. xứ sở của cái đẹp.Cái đẹp trong tác phẩm văn học đa dạng, phong phú, được kết tinh từ cái đẹp trong cuộc sống, có sức hấp dẫn, thuyết phục bởi nó là kết qủa của một quá trình lao động sáng tạo, say mê của nhà văn.

III. Kết bài: - Khẳng định lại thiên chức của nhà văn chân chính và giá trị của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247