Gửi ngài Scott Morrison- Thủ tướng thứ 30 của nước Úc vĩ đại.
Hôm nay tôi gửi tới Ngài lá thư này và mong muốn gửi thông điệp hãy chung tay vì một môi trường môi trường xanh. Thảm họa cháy rừng tại Úc là một nỗi đau không chỉ về thể chất mà còn về cả tinh thần đối với mỗi con người trên thế giới này. Những cánh rừng tại Úc bị cháy mới chỉ là bước khởi đầu, là phần chóp nhọn đau đớn của một tảng băng chìm khổng lồ, mà có nhìn thấy hết thì mới đủ để đặt câu hỏi đâu là trách nhiệm của những người có trách nhiệm.
Cháy rừng tại Úc đang là một trong những sự việc lớn đang được cả thế giới quan tâm, trong đó có cả Việt Nam. Từ trước tới nay, với nhiều người, đặc biệt là những người trẻ, sự việc "cháy rừng" và hậu quả của nó hẳn ai cũng biết, nhưng lại chẳng ai buồn nhớ đến nó dù chỉ mấy giây trong ngày. Đơn giản bởi vì nó ở cách chúng ta quá xa, tới hơn nửa vòng Trái đất - hơn nữa lại chẳng là vật thể sống động, biết tạo nét cho mình. Thế nhưng với lần này, câu chuyện đã hoàn toàn đổi khác bởi những con số kinh khủng liên quan đến vụ cháy lần đầu tiên khiến người ta phải giật mình.
Rừng vốn là "lá phổi xanh" của Trái Đất, là tấm khiên vững chắc giúp làm chậm quá trình biến đổi khí hậu. Vậy mà, so với thảm họa cháy rừng Amazon tháng 9 vừa qua, số diện tích rừng bị cháy ở Australia nhiều hơn gấp 7 lần, trong khi con số này cũng cao gấp 3 lần so với diện tích rừng bị thiêu trụi trong đợt cháy rừng năm 2018 ở bang California. Quy mô lớn chưa từng thấy của vụ cháy rừng lần này làm chúng ta nhận ra, không sớm thì muộn hậu quả cũng xuất hiện.
Thưa ngài Thủ tướng, là một công dân Việt Nam , giờ đây chúng tôi chỉ còn biết cầu nguyện mong rằng cháy rừng không tiếp tục lan rộng. Mọi người đều lo ngại khi mỗi ngày phải hít thở bầu không khí đang ở mức nguy hiểm nhất thế giới. Qua sự việc lần này, chắc chắn mọi người sẽ có ý thức hơn trong việc xây dựng một môi trường xanh. Bởi lẽ trước đó, thay vì trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, vẫn tồn tại một nhóm người chưa ý thức, có những hành động không đúng đắn như chặt cây lấy gỗ, buôn bán gỗ trái phép, đốt rừng làm nương rẫy. .. Những hành động đó đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến rừng đầu nguồn, gây thiệt hai nặng nề, ảnh hưởng xấu đến tính chất của đất, gây ra xói mòn đất... và dẫn đến hậu quả như ngày hôm nay.
Vậy nên, tôi vô cùng mong muốn ngài Thủ tướng nước có những biện pháp thiết thực giúp bảo vệ rừng, để những sự việc như thảm họa cháy rừng sẽ không lặp lại.
Xin chào ngài.
(Kí tên)
Kính gửi cô giáo chủ nhiệm
Từ đầu năm học đến nay cũng đã được gần một học kỳ lớp chúng em được cô làm chủ nhiệm, và em luôn cảm phục đặc biệt về cô như một cô giáo đáng kính, tận tâm với học sinh.
Nhưng chỉ riêng một chuyện mà em cảm thấy hơi e ngại, đó là cô thường rất khắt khe với việc học sinh dùng Facebook. Vì thế hôm nay em muốn qua những dòng thư này chia sẻ một chút cảm nhận của học sinh bọn em.
Thực ra em có thể hiểu được vì sao cô và rất nhiều người lớn khắt khe và "dị ứng" với Facebook đến vậy. Hiện tượng "nghiện Facebook" thời đại ngày nay có thể coi là vấn nạn cần phải kiềm chế và điều chỉnh, bởi nó gây ra nhiều hậu quả không đáng có.
Facebook là mạng lưới xã hội, nơi trò chuyện, thư giãn, giải trí, chia sẻ, thổ lộ tâm trạng, cập nhật thông tin. Có thể nói Facebook chính là một thế giới mới, ở đó chúng ta tha hồ trò chuyện, chát chít, thậm chí cũng có rất nhiều người nổi tiếng được biết đến thông qua hệ thống mạng lưới này.
Facebook cũng chính là một trong những hình thức giải trí và nhiều bạn trẻ tìm đến để giải tỏa căng thăng, tìm sự đồng cảm, chia sẻ cảm xúc với những người xung quanh. Nó khiến cho chúng ta có thể biết được tâm trạng, cảm xúc của những người xung quanh mình mà không cần gặp gỡ. Thật đơn giản và tiện ích.
Tuy nhiên Facebook lại là mạng lưới dễ gây nghiện đối với người dùng nếu như không biết kiểm soát thời gian, kiểm soát bản thân. Bạn chăm sóc Facebook của mình để những lượt like, comment; bạn lướt thông tin liên tục. Như thế cũng khiến cho bản thân mỗi người thấy vui, tuy nhiên nếu không cẩn thận thì chính những điều này sẽ cuốn người ta vào thế giới mạng ảo này nhanh chóng, khó có thể dứt bỏ ra.
Nhiều bạn trẻ hiện nay đã giành thời gian quá đà để lướt Facebook mỗi ngày: đi học cũng Face, đi làm cũng Face, đi chơi với bạn bè cũng Face, ngồi với bố mẹ được một lúc cũng chụp ảnh up Face. Hình như thiếu đi Facebook nhiều người cảm thấy cuộc sống thực tẻ nhạt và vô vị vô cùng.
Nhiều học sinh cấp 2, cấp 3 hiện nay cũng đang bị lôi cuốn vào Facebook. Chiếc điện thoại là vật bất di thân và các bạn dành thời gian vào đó quá nhiều. Điều quan trọng là vì thế thời gian cho học hành của các bạn ít đi.
Rồi nhiều khi bạn cứ tưởng danh sách bạn bè có tới mấy nghìn người bạn là ghê gớm nhưng lại không biết rằng mình đang thu hẹp rất nhiều mối quan hệ xung quanh mình.
Những mối quan hệ thân thiết bình thường trở nên dãn ra, không gian giành cho bạn bè cũng không có, thời gian học hành cũng bị gián đoạn và tâm trí của bạn cũng dần mất dần cảm xúc vì những thứ "ảo", thậm chí dễ sa đà vào những văn hóa thiếu lành mạnh.
Khi rơi vào tình trạng đó, hậu quả thường là điểm kém, kết quả học tập kém, và ý thức kỷ luật, hạnh kiểm cũng trở nên đi xuống. Điều này thật đáng buồn và không đáng có chút nào.
Mặc dù vậy,
Em tin rằng khi học sinh chúng em nhận thức và vượt qua được những mặt trái chiều của môi trường Facebook thì cả thế giới tươi đẹp sẽ mở ra.
Em tin rằng Facebook hay môi trường mạng nói chung có thể giúp tăng tính tương tác, học hỏi giữa các thành viên trong lớp.
Và em tin rằng mỗi học sinh với cách ứng xử phù hợp trên Facebook có thể khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Đó là lý do vì sao em mong cô có cái nhìn tích cực hơn, khuyến khích chúng em tham gia và kiến tạo những không gian bổ ích trên Facebook và các mạng xã hội.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247