Trong nền văn học Trung đại Việt Nam có lẽ sẽ chẳng ai quên được hai nữ nhà thơ tài năng: Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan. Nếu ở bà chúa thơ Nôm ta thấy nét bứt phá, hơi nổi loạn thì ta lại tìm thấy những xúc cảm trầm buồn nhẹ nhàng ở Bà Huyện Thanh Quan, tiêu biểu đó là bài "Qua Đèo Ngang".
Sáng tác trong một lần tác giả đi vào Huế để nhậm chức. Trên đường có đi qua địa danh này, nỗi lòng yêu nước nhớ quê hương, xót nước lại trào dâng làm cảm hứng để tác giả ngẫu hứng bật ra những vần thơ.
Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật với đầy đủ theo cấu trúc truyền thống của thể loại này, bao gồm: đề, thực, luận, kết. Qua đó đã diễn tả những nỗi niềm tâm tư của tác giả về đất nước. Đó là tuyệt thi thấm đượm nỗi buồn man mác, bâng khuâng, để lại trong lòng mỗi người không ít u sầu về lòng người cũng như thế sự đương thời bấy giờ:
“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa”
Vừa đặt chân đến chốn đây cũng là lúc mặt trời đổ bóng. Thời gian lúc này là "bóng xế tà " là khoảng thời gian kết thúc của một ngày. Xưa kia văn thơ trung đại người ta thường chỉ lấy buổi chiều làm hình ảnh trong thi phẩm chỉ khi lòng người mang đậm nỗi buồn. "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ", phải chăng là nỗi lòng bà huyện Thanh quan tài năng kia cũng mang một nỗi niềm về thế thời. Từ "chen" được điệp đến hai lần trong một câu thơ như tăng thêm chất hiu quạnh hơn. Nghệ thuật tiểu đối trong cùng một câu tạo nên nhịp thơ đăng đối hài hoà. Thêm đó lại càng làm bức tranh chiều tăng thâm phần hiu quạnh.
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
Dấu hiệu sự sống, con người đến hai câu thực đã dần xuất hiện. Hình ảnh "tiều vài chú, chợ, mấy nhà" đó là tất cả hơi thở cuộc sống nơi đây. Một lần nữa nghệ thuật tiểu đối trong các câu, giữa các câu đã phần nào tô thêm vào bức tranh con người nơi đây. Biện pháp tu từ đảo ngữ được tác giả sử dụng triệt thành công " Lom khom, lác đác". Đồng thời cũng là những từ láy nhằm chỉ sự hoạt động nhỏ nhặt nhấn mạnh vào sự cô quạnh nơi đây. Đồng thời lột tả về nhịp sống mong manh, thưa thớt mà tẻ nhạt thiếu sức sống.
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái da da”
Dường như đến hai câu luận nỗi niềm tâm sự càng thêm trĩu nặng hơn. "Con quốc quốc" và "cái da da" tạo nên âm hưởng dìu dặt da diết cho âm điệu của câu thơ. Những cảm xúc, dòng suy nghĩ dần bộc lộ rõ hơn của tác giả. Là một nữ sĩ tài năng, tài tú không những thế bà còn là người mang nặng lòng với niềm mất nước trước bấy giờ. Thủ pháp lấy động tả tĩnh được khai thác đã khắc hoạ thêm cái u sầu của bài thơ. Nghe tiếng kêu rỉ máu của "cuốc cuốc" và cái "da da" mà lòng người thêm thê lương đau đáu về nỗi niềm thế sự. Thương cho thảm cảnh đất nước phân li, nước mất nhà tan lú bây giờ. Dường như để tránh, xoa dịu nỗi đau ấy tác giả đã sáng tạo thay vì "quốc quốc, gia gia" trong từ quốc gia thay bằng từ đồng âm. Nhưng nỗi niềm của bà huyện Thanh Quan vẫn khắc sâu ở đó, vẫn đau tâm khảm, vẫn nặng trĩu u sầu thậm chí thấm đượm trong cả cảnh vật.
Đến hai câu kết:
“Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”
Non nước giờ đây hiện hữu trước mắt nhưng thay vì thấy sự hùng vĩ tráng lệ thì ta lại vẫn buồn vì những chữ " dừng chân đứng lại". Phải chăng cái dừng chân ấy có phải là cái dừng chân, cái dáng đứng bất lực trước thế thời của tác giả. Mảnh đất bao la của "quốc gia" mà lòng người thấy cô đơn lạc lõng biết bao, đứng trước cái mênh mông ấy nên bà chỉ cảm thấy " mảnh tình con con". Bởi thế mà cụm từ đầy sáng tạo "ta với ta" thêm khắc sâu nỗi buồn man mác trĩu nặng lòng người hơn.
Bài thơ "Qua Đèo Ngang" với tài năng nghệ thuật tác giả, kết hợp nhuần nhuyễn giữa các từ láy, các phép đối đã làm nên một thi phẩm để đời. Qua đó ta thấy thêm hiểu nỗi lòng của một thi nữ tài năng mà cũng đầy trân trọng và cảm thông với bà.
👍👍
Bà Huyện Thanh Quan, nữ nhà thơ hiếm hoi thời trung đại Việt Nam. Tuy tác phẩm bà để lại không nhiều nhưng đã cho ta cảm nhận được một phong cách buồn, nhẹ nhàng, sâu lắng thắm nhần qua từng câu, từng từ mang nặng nỗi niềm riêng tư. Bài Qua Đèo Ngang là một bài thơ như thế. Bài thơ đã để lại trong em nhiều suy tư và cảm nhận.
Mở đầu bài thơ, nữ sĩ đã mở ra trong em hình ảnh "Bước tới Đèo Ngang bóng xé tà". Người lữ khách thật nhẹ nhàng, thư thái, một không gian mênh mông, rộng lớn, một cảnh núi rừng thơ mộng. Nhưng lại gợi lại một nỗi buồn, thười gian buồn. Thời gian chiều tà, chim vội vã về tổ, ánh sáng thu nhỏ lại, bóng đêm lan tỏa bao trùm khắp nhân gian và đó cũng là thời gian tâm tưởng. Thời gian của
"Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều"
Thời gian nhớ nhà của những người con xa xứ, của những tâm hồn đang cảm thấy bơ vơ lạc lõng đau đáu nhớ quê hương, gia đình. Một người bé nhỏ trước một không gian mênh mông. Người ấy đang phóng tầm măt ra xa để tìm lấy một người đồng hành, tìm sự sống của con người, tìm lấy sự sống nơi đây nhưng
"Cỏ cây chen đá lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà".
Cỏ cây nhiều đấy, trù phú đấy, quần quýt đấy. Nhưng chúng lại mọc chen chúc vào với nhau, xô đẩy nhau, không hàng, không lối, không trật tự cao thấp, trước sau, không có bàn tay chăm sóc của con người nên rất đỗi hoang sơ. Trong cái mênh mông và hoang sơ ấy, con người đã xuất hiện. Mấy chú tiều bé nhỏ đang lom khom dưới nuối, lấp ló sau những bụi cây, hốc đá. Chợ thưa thớt với mấy nếp nhà thấp thoáng ven sông, vắng lặng. Không ồn ào tấp nập, không kẻ mua người bán, khiến cho em cảm thấy, con người và sự sống đã xuất hiện nhưng không làm cho bức tranh Đèo Ngang thêm tấp nập, đông vui, ấm cúng mà khiến cho bức tranh càng trở nên vắng vẻ tiêu điều.
Cảnh vắng vẻ, người lữ khách lại:
"Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta".
Bằng sự tài tình khi sử dụng nghệ thuật chơi chữ. "quốc quốc","gia gia", gợi cho em nhớ đến điển tích "Vua nước Thụa là Đỗ Vũ bị bề tôi bày kế nên đã bị mất nước. Ông bỏ đi lang thang khắp nơi trong buồn khổ, nhớ nước của mình. Sau khi thác, Thục đế đã hóa thành con chim Đỗ Quyên ( con cuốc cuốc ) và ngày đêm kêu mãi không thôi". Và từ "gia gia", gợi cho em nhớ đến điên tích Bá Di và Thục Tề không chịu ăn cơm gạo nhà Chu. Bỏ lên núi, hai ông nhịn ăn rồi chết đói, lòng mãi u uất. Oan hồn hai ông biến thành con chim kêu ra rả "Bất thực túc Chu gia. Bất thực túc Chu gia và tiếng gia vọng vào vách nụi tạo âm gia gia. Mọi người bảo đấy là tiếng con chim đa đa đầy uất hận và nỗi nhớ nhà. Không gian Đèo Ngang tĩnh lặng đến nghe được cả tiếng con cuốc cuốc, đa đa từ xa vọng về vừa toát lên được nỗi nhớ nước thương nhà của người lữ khách.
Một người đang đứng trước ranh giới giữa đôi bờ chia cắt. Một triều đại tuy đã qua nhưng cũng là kỉ niệm. Một triều đại mới nhưng cũng là mới bắt đầu, còn lạc lõng, bơ vơ. Rời bà phải xa đất Bắc, xa gia đình, xa người thân để vào Huế nhận chức. Lại đặt mình vào một không gian, "trời non nước". Không gian thì mênh mông rộng lớn, vô cùng vô tận và tâm điểm là một Bà Huyện Thanh Quan lại vô cùng nhỏ bé, độc hành, "ta với ta" - ta với mình. Một mình đối diện với chính mình, một mình đối diện với nỗi nhớ nước thương nhà. Không người bầu bạn, sẻ chia, tâm sự. Một tâm hồn cô đọc giữa nhân gian. Khi đặt mình vào không gian ấy, bà cô đơn càng cô đơn hơn, lẻ loi càng lẻ loi hơn. Khiến em vô cùng cảm thương cho nỗi niềm của bà, của người con xa xứ. Họ luôn canh cánh trong lòng nỗi nhớ quê hương đất nước. Luôn cảm thấy mình thật cô đơn, nhỏ bé nơi đất khách, quê người.
Khép lại bài thơ, em vẫn còn vương vấn mãi trong lòng. Một thiên nhiên mang trong mình vẻ đẹp của sự hoang sơ, có sức sống. Nhưng lại mang trong nó sự vắng vẻ tiêu điều, một tâm hồn cô đơn, lạc lõng. Em thích bài thơ, thích cái chất trữ tình sâu lắng. Thích cái hồn thơ rất đỗi riêng tư. Một lữ khách bộ hành đáng được sẻ chia tâm sự. Có lẽ bài thơ sẽ sống mãi trong trái tim bạn đọc của bao thế hệ học trò
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247