3.
- Xử lí số liệu:
+ Công thức:
Tỉ trọng thành phần = Thành phần/Tổng thể x100 (%)
+ Ta có bảng xử lí số liệu:
+ Sơ đồ (hình dưới)
* Nhận xét:
- Dân số thành thị và nông thôn ngày càng tăng (nông thôn tăng 3628,1 triệu người; thành thị tăng 1630,5 triệu người).
- Tỉ lệ dân số thành thị và nông thôn có sự thay đổi theo thời gian nhưng không ổn định.
+ Giai đoạn 1950 - 1980: dân thành thị giảm, dân nông thôn tăng.
+ Giai đoạn 1980 - 2020: dân thành thị tăng, dân nông thôn giảm.
4.
Lịch sử đô thị hóa:
- Thế kỉ III TCN, thành Cổ Loa được xem là đô thị đầu tiên ở nước ta.
- Các giai đoạn phát triển: Thời kì phong kiến => Thời kì Pháp đô hộ => Giai đoạn 1945-1975 => Giai đoạn 1975-1996=>Giai đoạn 1996-nay.
Tỉ lệ dân thành thị:
- Năm 2019, số dân thành thị là 33122548 người, chiếm 34,4% tổng dân số cả nước.
Quy mô đô thị:
- Phân thành các đô thị loại I, II, III, IV, V và loại đặc biệt.
Chức năng đô thị:
- Là các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa,... của khu vực và của quốc gia.
Lối sống đô thị:
- Lối sống đô thị ngày càng phổ biến ở nông thôn tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch khá lớn.
Xu hướng đô thị hóa:
- Xu hướng đô thị hóa ở Việt Nam đang và sẽ tiếp tục được mở rộng sang các thành phố nhỏ và vừa. Dự báo các thành phố với 0,75-5 triệu dân sẽ phát triển nhanh hơn và góp một phần đáng kể vào GDP của cả nước trong thập kỷ tới. (2)
- Trong giai đoạn 2021-2030, dự báo dân số khu vực thành thị tiếp tục tăng, đạt 42,04 triệu người năm 2025 và 47,25 triệu người năm 2030. Tỷ lệ đô thị hóa tăng dần và đạt 40,91% vào năm 2025 và 44,45% năm 2030. Tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa có xu hướng giảm dần, đạt 2,25% giai đoạn 2021-2025 và 2,5% giai đoạn 2021-2030 (3). Bên cạnh đó, dự báo đến năm 2030, Việt Nam sẽ có 1 đô thị trên 10 triệu dân, 1 đô thị từ 5-10 triệu dân, và 4 đô thị từ 1-5 triệu dân.
Tác động của đô thị hóa:
- Tích cực:
+ Kinh tế - xã hội:
Góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển loại hình du lịch đô thị, cải thiện tình trạng đói nghèo,…
+ Môi trường:
Tạo cảnh quan cho môi trường ngày càng văn minh, hiện đại.
- Tiêu cực:
+ Kinh tế xã hội:
Đô thị hóa nhanh với sức ép gia tăng dân số còn kéo theo cơ sở hạ tầng bị quá tải. Các điều kiện về kết cấu hạ tầng như nhà ở, trường học, bệnh viện, điện, nước, đường phố,… không đáp ứng kịp nhu cầu của người dân sống tại đô thị. Hệ thống trường lớp, đặc biệt là ở các quận mới, khu đô thị mới, chịu những áp lực rất lớn do số học sinh tăng cao, đặc biệt các lớp đầu cấp. Những quận có tốc độ đô thị hóa nhanh, có nhiều chung cư cao tầng mọc lên trở thành những “điểm nóng” quá tải về trường lớp. Tình trạng này sẽ còn trầm trọng hơn khi xu hướng người di cư đến các đô thị tiếp tục tăng trong khi nguồn lực để xây dựng các công trình hạ tầng khó khăn, quỹ đất đai ngày càng bị thu hẹp…
Ngoài ra, vấn đề sử dụng đất (phần lớn là đất nông nghiệp) khi thực hiện đô thị hóa hiện đang là mặt trái của quá trình này. Một bộ phận không nhỏ nông dân ngoại thành bị mất đất canh tác phải chuyển đổi nghề nghiệp. Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Việt Nam đã mất 73.000 ha đất canh tác hàng năm do đô thị hóa, ảnh hưởng đến cuộc sống của 2,5 triệu nông dân; diện tích trồng lúa giảm 6% chủ yếu là do công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng. Diện tích đất được giao để sản xuất lúa gạo dự kiến giảm gần 10% vào năm 2030. Trong khi đó, để thu hút đầu tư, các địa phương ồ ạt mở khu công nghiệp mà phần lớn là lấy đất nông nghiệp. Đất mới chuyển đổi này lại bị sử dụng lãng phí do thiếu quy hoạch đồng bộ, tỷ lệ lấp đầy nhiều khu công nghiệp rất thấp, gây lãng phí lớn.
+ Môi trường:
Việc đô thị hóa diễn ra với quy mô ngày càng nhanh chóng đã làm gia tăng ô nhiễm, nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện và nước thải công nghiệp không được xử lý, hệ thống thoát nước không được tốt. Thêm vào đó, ô nhiễm không khí cũng ngày càng tồi tệ gây hại cho sức khỏe cộng đồng và môi trường. Nguyên nhân xuất phát được cho là từ chính sự bùng nổ các hoạt động xây dựng, phá dỡ các công trình; khí xả thải từ các phương tiện giao thông cơ giới; việc đốt rơm, rạ của người dân; khói bụi từ các khu vực sản xuất vùng lân cận,… Hiện Việt Nam đang đứng trong top 10 nước ô nhiễm không khí ở châu Á. Đáng chú ý, vào một số thời điểm trong tháng 9/2019 vừa qua, tổng lượng bụi ở 2 thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao khiến chỉ số chất lượng không khí (AQI) luôn ở mức báo động. Bên cạnh đó, đô thị Việt Nam còn đang phải đối mặt với các vấn đề biến đổi khí hậu. Bão, lũ lụt và nước biển dâng đang tác động đến phát triển hệ thống đô thị ven biển và vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 138 đô thị có nguy cơ ngập cao, trong đó có 24 đô thị thuộc 15 tỉnh có nguy cơ ngập nặng đến rất nặng. Biến đổi khí hậu gây mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất tác động đến phát triển hệ thống đô thị miền núi và Tây Nguyên với 143 đô thị có nguy cơ chịu ảnh hưởng, trong đó có 17 đô thị có khả năng chịu ảnh hưởng rất mạnh.
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247