Trang chủ Địa Lý Lớp 6 Giáo án Đia li 6 Câu hoi ôn tập Địa...

Giáo án Đia li 6 Câu hoi ôn tập Địa 6 HKII A-Lí thuyết Câu 1: Khoáng sản là gi? Thế nào là mó khoáng sán, mó nội sin, mnó ngoại sinh ? Kể tên và nêu công d

Câu hỏi :

Trả lời hết cho ctlhn

image

Lời giải 1 :

Câu 1:

- Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác sử dụng. 

-Mỏ khoáng sản là nơi tâp jtrung nhiều một loại khoáng sản.

-Mỏ nội sinh được hình thành do nội lực: phun trào mắc ma và đưa lên gần mặt đất thành mỏ.

-Mỏ ngoại sinh được hình thành do quá trình ngoại lực: quá trình phong hóa, tích tụ vật chất.

-Than đá, than bùn, dầu mỏ, khí đốt,… dùng làm nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất…

-Sắt, mangan, titan, crôm… dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu, từ đó sản xuất ra các loại gang, thép, đồng, chì…

-Muối mỏ, apatit, thạch anh, kim cương,... dùng làm Nguyên liệu để sản xuất phân bón, đồ gốm, sứ, làm vật liệu xây dựng,…

Câu 2:

*Thành phần của không khí bao gồm: Khí Nitơ: 78%, Khí Ôxi: 21%, Hơi nước và các khí khác: 1%

* Hơi nước là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa,... trong khí quyển.

*Lớp vỏ khí được chia làm 3 tầng:

-Tầng đối lưu: từ 0 đến 16km, khoảng 90% không khí tập trung ở tầng này.

 + Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.

 + Nhiệt độ giảm dần khi lên cao(trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C).

 + Là nơi diễn ra các hiện tượng khí tượng : mây, mưa, sấm chớp,….

 - Tầng bình lưu: 16 – 80km, có lớp ô-dôn ngăn cản những tia bức xạ có hại cho con người và sinh vật.

 - Các tầng cao của khí quyển: cao trên 80 km không khí rất loãng.

Câu 3:

- Dựa vào nhiệt độ, người ta chia ra các khối khí nóng và lạnh.

- Dựa vào bề mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay lục địa, người ta chia ra khối khí đại dương hoặc lục địa.

- Khối khí nóng : Hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.

- Khối khí lạnh : Hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.

- Khối khí đại dương: Hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.

- Khối khí lục địa: Hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.

Câu 4:

-Nhiệt độ không khí là độ nóng, lạnh của không khí.

-Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển.

- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao.

- Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.

-Dụng cụ đo nhiệt độ: nhiệt kế

-Đơn vị đo nhiệt độ: độ C

Câu 5:

-Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất.

-Dụng cụ đo khí áp: Khí áp kế

-Đơn vị đo khí áp: mm Hg/atmotphe

-Các đai khí áp thấp nằm ở xích đạo và 60 độ Bắc, 60 độ Nam

-Các đai khí áp cao nằm ở 30 độ Bắc, 30 độ Nam, 90 độ bắc, 90 độ Nam.

Câu 6:

-Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp.

* Gió Tín Phong:

-Hướng thổi:

+Nửa cầu Bắc: Đông Bắc

+Nửa cầu Nam: Đông Nam

-Phạm vi hoạt động: Từ khoảng 30 độ Bắc, 30 độ Nam đến Xích đạo

*Gió Tây ôn đới:

-Hướng thổi:

+Nửa cầu Bắc: Tây Nam

+Nửa cầu Nam: Tây Bắc

-Phạm vi hoạt động: Từ khoảng 30 độ Bắc, 30 độ Nam đến 60 độ Bắc, 60 độ Nam

*Gió Đông cực:

-Hướng thổi:

+Nửa cầu Bắc: Đông Bắc

+Nửa cầu Nam: Đông Nam

-Phạm vi hoạt động: Từ khoảng 90 độ Bắc, 90 độ Nam đến 60 độ Bắc, 60 độ Nam.

Câu 7:

-Do nước bốc hơi lên. Khi trời quá nóng, nước bốc hơi nhanh. Kết quả là không còn  hơi nước trữ lại trong không khí ( tầng không khí chúng ta đang sống ) nên không khí sẽ rất khô. Ngược lại, nếu trời quá lạnh, nước sẽ bốc hơi với một tốc độ chậm, điều này sẽ khiến không khí xung quanh ẩm theo.

-Dụng cụ đo: ẩm kế

-Đơn vị đo: g/m3

-Nhiệt độ càng cao thì lượng hới nước chứa trong không khí càng nhiều.

Câu 8:

-Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ, làm các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất thành mưa. 

-Trên Trái Đất lượng mưa phân bố không đồng đều. Mưa nhiều ở Xích đạo. Mưa ít ở cực và cận cực.

Câu 9:

Trên Trái Đất có 3 loại đới khí hậu chính:
- Đới nóng (nhiệt đới):
+ Vị trí: nằm giữa hai chí tuyến.
+ Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm lớn, thời gian chiếu trong năm chênh lệch không nhiều.
+ Lượng nhiệt: nóng quanh năm.
+ Lượng mưa: từ 1500mm đến trên 2000mm.
+ Gió: thường hoạt động là gió Tín phong.
- Ôn đới (đới ôn hòa):
+ Vị trí: từ 23 độ 27'B đến 63 độ 33'B; từ 23 độ 27'N đến 63 độ 33'N.
+ Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng chênh lệch rõ rệt.
+ Lượng nhiệt: trung bình.
+ Lượng mưa: 500-1000mm.
+ Gió: thường hoạt động là gió Tây ôn đới.
- Hàn đới (Đới lạnh)
+ Vị trí: từ 63 độ 33'B đến 90 độ B; từ 63 độ 33'N đến 90 độ N.
+ Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm nhỏ, thời gian chiếu có sự dao động lớn.
+ Lượng nhiệt: lạnh quanh năm.
+ Lượng mưa: dưới 500mm.
+ Gió: thường hoạt động là gió Đông cực.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 1

- Khoáng sản là thành phần tạo khoáng vật của lớp vỏ Trái Đất

- Mỏ khoáng sản là nơi tập trung nhiều khoáng sản.

- Mỏ nội sinh là mỏ được hình thành do nội lực: phun trào mắc ma và đưa lên gần mặt đất thành mỏ.

- Mỏ ngoại sinh là mỏ được hình thành do quá trình ngoại lực: quá trình phong hóa, tích tụ vật chất.

VD

-Sắt, đồng, chì, kẽm….

+Dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu.

- Muối mỏ, apatit, đá vôi…

+Dùng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón, đồ gốm, sứ, làm vật liệu xây dựng… 

-Than đá, than bùn, dầu mỏ…

+Dùng làm nhiên liệu cho các ngành công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất…

Câu 2 

-Thành phần của không khí bao gồm

+Nitơ : 78%

+Ôxi :21 %

+Hơi nước và các khí khác :1 %

-Vai trò của hơi nước trong không khí : 

+ Lượng hơi nước tuy hết sức nhỏ bé nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây ,mưa...

*Lớp vỏ khí được chia thành 3 tầng :

- Tầng đối lưu : nằm sát mặt đất tới độ cao khoảng 16 km ,tầng này tập trung 90 % không khí . Không khí chuyển động theo chuyển động theo chiều thẳng đứng .Nhiệt độ giảm dần khi lên cao (trung bình cứ lên 100 m nhiệt độ lại giảm 0,6 º C ).Là nơi sinh ra tất cả các hiện tượng khí tượng.

- Tầng bình lưu: nằm trên tầng đối lưu tới độ cao khoảng 80 km . Có lớp ô dôn ,lớp này có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho con người và sinh vật .

- Các tầng cao của khí quyển : nằm trên tầng bình lưu ,không khí của các tầng này cực loãng.

Câu 3 

-Để phân ra các khối khí ta dựa vào nhiệt độ ,bề mặt tiếp xúc bên dưới .

-Khối khí nóng: hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao. 

-Khối khí lạnh: hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.  

-Khối khí đại dương: hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.

-Khối khí lục địa: hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối cao.

Câu 4

-Nhiệt độ của không khí  là mức độ nóng ,lạnh của không khí.

- Vị trí gần hay xa biển ,độ cao và vĩ độ là các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí

-Dụng cụ đo nhiệt độ là nhiệt kế.Đơn vị đo: º C

Câu 5

-Khí áp : là sức ép của không khí lên bề mặt trái đất .

-Dụng cụ đo : khí áp kế . Đơn vị đo : mm thủy ngân

-Các đai khí áp thấp: nằm ở xích đạo và ở khoảng vĩ độ 60o Bắc và Nam

-Các đai khí áp cao: nằm ở khoảng vĩ độ 30o Bắc và Nam và khoảng vĩ độ 90o Bắc và Nam (cực Bắc và Nam )

Câu 6

-Gió là sự chuyển động của không khí từ khu khí áp cao về các khu khí áp thấp. 

-Các loại gió thường xuyên thổi trên Trái Đất là gió Tín phong và gió Tây Ôn đới.

+Gió Tín Phong : thổi từ các đai áp cao ở 30º Bắc và Nam về xích đạo .Hướng gió: ở nửa cầu Bắc, hướng Đông Bắc , ở nửa cầu Nam, hướng Đông Nam
+ Gió Tây ôn đới : thổi từ áp cao chí tuyến 30º Bắc và Nam về các đai áp thấp 60º Bắc và Nam.Hướng gió: ở nửa cầu Bắc, hướng Tây Nam , ở nửa cầu Nam, hướng Tây Bắc

+ Gió Đông cực : thổi từ các đai áp cao ở 2 cực về các đai áp thấp 60º Bắc và Nam. Hướng gió : ở nửa cầu Bắc ,hướng Đông Bắc ,ở nửa cầu Nam, hướng Đông Nam

Câu 7 :

- Do trong không khí có chứa một lượng hơi nước nhất định nên không khí có độ ẩm.

-Dụng cụ đo :ẩm kế .Đơn vị đo : (g/m³)

- Nhiệt đọ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều ,độ ẩm càng cao .

Câu 8 

* Qúa trình tạo mây mưa:

-Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ ,tạo thành mây.  Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ, làm các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất thành mưa.

*Sự phân bố lượng mưa trên trái đất 

- Khu vực có lượng mưa nhiều từ 1000mm-2000mm tập trung ở vùng xích đạo

 -Khu vực có lượng mưa < 200mm  tập trung ở vùng vĩ độ cao

Câu 9

* Trên Trái Đất có 5 đới khí hậu  theo vĩ độ. 

*Đới nóng :

-Vị trí: Từ 23 º27' Bắc đến 23º27' Nam

-Đặc điểm khí hậu:

+Lượng nhiệt nhận được lớn

+Gió thường xuyên thổi trong khu vực này là gió  Tín Phong

+Lượng mưa trung bình năm từ 1000mm đến trên 2000mm.

*Đới ôn hòa

-Vị trí từ 23º27' B - 66º33' B và từ 23º27' N- 66º33' N 

-Đặc điểm khí hậu

+Lượng nhiệt nhận được trung bình 

+Gió thường xuyên thổi trong khu vực này là gió  Tây Ôn Đới 

+Lượng mưa trung bình năm từ 500mm đến trên 1000mm.

* Đới lạnh 

-Vị trí từ 66º33' B đến cực Bắc và 66º33' N đến cực Nam

-Đặc điểm khí hậu :

+Lượng nhiệt nhận được nhỏ 

+Gió thường xuyên thổi trong khu vực này là gió Đông Cực

+Lượng mưa trung bình năm thường dưới 500 mm

* MÌNH TRẢ LỜI THEO SÁCH NHA

* XIN CHO HAY NHẤT

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247