* Địa hình:
- Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi trong điều kiện lớp vở phong hóa dày, thấm nước tốt, vụn bở, trên các sườn đất dốc, đất xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá...
- Bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng: hệ quả của quá trình xâm thực là sự mở mang các vụng động bằng hạ lưu sông: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
* Đất:
- Đất feralit: lớp vỏ phong hóa dày, vụn bở, đất thoáng khí, đất chua, dễ bị thoái hóa.
=> Thuận lợi để trồng rừng phát triển lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả.
- Sông ngòi và sinh vật:
* Sông ngòi:
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc: nước ta có 2360 con sông dài trên 10 km, dọc bờ biển cứ 20 km lại gặp một cửa sông.
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa: Tổng lượng nước là 839 tỉ m3/năm, lượng phù sa 200 triệu tấn/năm.
+ Chế độ nước sông theo mùa: mùa mưa trùng với mùa lũ và mùa khô trùng mùa cạn.
* Sinh vật:
- Hệ sinh thái đặc trưng là rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. Các hệ sinh thái rừng thứ sinh biến dạng khác nhau: rừng gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa khô rụng lá...
- Thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế (cây họ Đậu, Vang, Dâu Tằm, Dầu; động vật có khỉ, vượn, công...)
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247