A/PHẦN VĂN HỌC:
Bài 1/Tình bạn trong bài bạn đến chơi nhà là tình bạn chân thật nó xuất phát từ bên trong tấm lòng. Vì Nguyễn Khuyến là quan về ở ẩn nên trong quá trình làm quan có những người tặng quà, đến chơi là vì phúc lợi nhưng trong đó có một số ít là vì tấm lòng. Như ở bên bài thơ trên đã nói người bạn của ông không vì phúc lợi mà là vì tấm lòng. Từ đó ta có thể suy ra tình bạn cái cốt là ở tấm lòng.
B/ PHẦN TIẾNG VIỆT
Bài 3 Tìm từ đồng nghĩa với các từ đã cho:
- Gan dạ-Dũng cảm
- Năm học -Niên khóa
- Nhà thơ- Thi sĩ
- Chó biển-Hải cẩu
- Mổ xẻ-Phân tích
- Nước ngoài-Ngoại quốc
- Của cải-Tài sản
- Lẽ phải-Chính nghĩa
Bài 3:Đặt câu với mỗi từ : bình thường, tầm thường.
-Việc đó chỉ là một việc bình thường.
-Vở kịch tầm thường.
Bài 4. Tìm từ trái nghĩa với các từ đã cho:
giàu>< Nghèo
Ngắn ><Dài
Sáng ><Tối
Bài 5. Tìm từ đồng âm trong các câu sau:
a/ Chả
b/ Ruồi đậu mâm xôi đậu
B/ PHẦN TẬP LÀM VĂN:
Bài 6:
Ngày còn bé, bà nội là người bên cạnh em nhiều nhất do ba mẹ thường xuyên đi làm vắng nhà. Có lẽ vậy, bà nội chính là người mà em yêu thương nhất trong gia đình.
Nội em năm nay khoảng hơn bảy mươi tuổi. Mái tóc nội đã bạc, gương mặt nội đã có nhiều vết nhăn nhưng ánh mắt ấm áp và nụ cười hiền hậu của nội thì không bao giờ thay đổi. Bàn tay nội già nua, nhăn nheo nhưng chính từ đôi bàn tay này đã chăm bẵm, nuôi nấng em khôn lớn như ngày hôm nay. Nội luôn quan tâm tới từng bữa ăn, giấc ngủ của cháu. Khi đi chợ, nội luôn mua cho em khi thì cái bánh, lúc lại cục kẹo. Đến bữa ăn, nội lại nấu những món ăn mà em yêu thích. Khi ba mẹ đi làm chưa kịp về, nội lại dỗ dành em khi ngủ. Bàn tay nội dịu dàng xoa mái tóc em, bảo em là đứa bé ngoan, là đứa cháu mà bà rất mực yêu quý.
Em lớn dần lên qua đôi tay phe phẩy chiếc quạt, quạt mát cho em trong những trưa hè oi bức của nội. Em rất thích ngồi vào lòng bà và nghe bà kể những câu chuyện cổ tích. Giọng bà hiền từ và ấm áp quá, mỗi khi kể chuyện nghe hấp dẫn vô cùng. Trong từng câu chuyện, nội lại lồng ghép vào đó những câu chuyện đối nhân xử thế, những bài học về cách làm người mà dạy dỗ em. Nhờ có những câu chuyện của nội mà trên lớp, em luôn đối xử đúng đắn với các bạn, cố gắng học hành chăm ngoan và được mọi người yêu quý.
Tuy rất yêu thương em nhưng nội cũng rất là nghiêm khắc. Mỗi khi em bị điểm kém hay làm việc gì có lỗi, nội lại bảo ban em bằng một giọng nói vô cùng nghiêm nghị. Mỗi lần như vậy, nội có vẻ rất buồn và thất vọng, trái nược với khuôn mặt rạng rỡ khi nghe cô khen em lúc đi họp phụ huynh. Em biết nội rất buồn, nên kể từ lúc đó, em không làm việc gì khiến nội phải la rầy nữa vì em biết, mọi việc nội làm cũng chỉ muốn tốt cho em mà thôi.
Mỗi khi có ngày nghỉ, em lại giúp nội làm những công việc lặt vặt trong nhà. Khi thì nấu cơm, lúc lại quét nhà,…hay chỉ là ngồi nhổ tóc sâu rồi chuyện trò vui vẻ với nội. Những lúc ấy, em thấy nội vui lắm, tình bà cháu giữa em và nội dường như sâu đậm và bền chặt hơn.
Em rất yêu thương nội của em. Em mong nội luôn mạnh khỏe, luôn sống vui vẻ để có thể bảo bọc và che chở em trước những buồn vui trong cuộc sống.
Bài 7:
Sông Châu Giang làm cho cảnh sắc quê em thêm hữu tình, thơ mộng. Bốn mùa dòng sông trong xanh, về mùa xuân, nước sông dâng đầy, trong xanh hơn, hiền hòa hơn. Nước xanh trong, xanh biếc lững lờ trôi. Qua các dòng kênh tỏa khắp các cánh đồng, nước sông Châu Giang xanh màu xanh của lúa, cứ êm đềm trôi đi. Cỏ xanh mơn mởn, hương lúa ngạt ngào. Sông cứ chảy cứ trôi, mát mẻ, thanh bình. Ngắm dòng sông trôi mà lòng lâng lâng kì lạ.
Bên tả ngạn là dãy núi Chúa, núi Vàng, núi Yên Ngựa nhấp nhô ẩn hiện trong sương mờ mùa xuân, tím thẫm lúc hoàng hôn mùa hè, huyền ảo trong đêm trăng. Sông Châu Giang uốn mình theo dãy núi, có đoạn thắt lại, nước chảy ào ào. Bóng núi soi xuống dòng sông cùng những dải mây trắng, đi thuyền qua mới thấy vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình của quê hương.
Hữu ngạn sông Châu Giang có chùa Thần Lằn, một cảnh đẹp nổi tiếng. Năm cây muỗm cổ thụ như bọc lấy ngôi chùa cổ kính, như che chở những tượng Phật La Hán sơn son thiếp vàng. Cạnh đấy là bãi pháo với bia đá khắc tên bảy liệt sĩ anh hùng bắn rơi máy bay và bắt sống giặc lái Mĩ như một chiến tích.
Cầu xưa bị giặc ném bom nay đã được bắc lại to đẹp. Ngày đêm, xe cộ, dòng người đi lại nườm nượp. Bãi sông có nhiều cò, vịt trời, con két... bơi lội, đi lại kiếm mồi. Thuyền chở rau, chở hàng hoá, thuyền câu ngược xuôi rộn ràng.
Sông Châu Giang là nguồn nước cho cả một vùng quê lúa bao la. Con sông như chở nặng bao ân tình đã bao đời nay. Chúng em đang lớn lên cùng dòng sông. Mỗi sáng mỗi chiều đi học về soi bóng xuống dòng sông xanh mà cảm thấy lòng mình dạt dào yêu thương đối với dòng sông thơ ấu.
A. PHẦN VĂN HỌC:
Bài 1.
- Tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ bạn đến chơi nhà là một tình bạn đẹp. Ngay mở đầu câu '' Đã bấy lâu nay bác tới nhà '' , tác giả đã thể hiện sự vui mừng phấn khởi khi có bạn đến chơi nhà, muốn tiếp bạn một cách chu đáo nhất nhưng thực tế thì khác :''Trẻ thời ....đương hoa'' Mọi thứ sản vật của gia đình đều có nhưng lại không dùng được. Tuy hoàn cảnh nghèo khó nhưng Nguyễn Khiếm đã tiếp bạn bằng một tình cảm chân thành, hóm hỉnh và quý trọng bạn. Câu thơ đắt giá nhất trong bài là '' Bác đến chơi đây ta với ta '' Câu thơ đã thể hiện một tình bạn cao cả, sâu sắc, vượt lên cả vật chất bình thường. Bạn đến đâu phải nhất thiết alf mâm cao cỗ đầy chỉ cần hòa hợp, gắn bó, thông cảm và thấu hiểu cho nhau là được.
B. PHẦN TIẾNG VIỆT
Bài 3. Tìm từ đồng nghĩa với các từ đã cho:
- Gan dạ - Dũng cảm
- Năm học - Niên khóa
- Nhà thơ - Thi sĩ
- Chó biển - Hải cẩu
- Mổ xẻ - Phân tích
- Nước ngoài - Ngoại quốc
- Của cải - Tài sản
- Lẽ phải - Chính nghĩa
Bài 3. Đặt câu với mỗi từ : bình thường, tầm thường.
-Việc đó chỉ là một việc bình thường.
-Vở kịch tầm thường.
Bài 4. Tìm từ trái nghĩa với các từ đã cho:
giàu >< Nghèo
Ngắn >< Dài
Sáng >< Tối
Bài 5. Tìm từ đồng âm trong các câu sau:
a/ Chả
b/ Ruồi đậu mâm xôi đậu
B/ PHẦN TẬP LÀM VĂN:
Bài 6.
Tuổi thơ của tôi là những năm tháng gắn bó cùng ông nội. Đối với tôi, ông chính là người thân mà tôi yêu thương và kính trọng nhất trong cuộc đời của mình.
Ông nội của tôi năm nay đã bảy mươi tư tuổi. Nhưng ông vẫn còn minh mẫn lắm. Ông có khuôn mặt phúc hậu, hiền từ. Chòm râu dài, bạc phơ. Đôi mắt sáng như vì sao trên bầu trời. Đôi bàn tay của ông đã có nhiều nếp nhăn.
Trước khi nghỉ hưu, ông tôi là một cán bộ nhà nước. Ông rất yêu thương con cháu. Nhưng ông cũng rất nghiêm khắc khi chúng tôi mắc lỗi. Tuy tuổi đã cao nhưng ông vẫn còn rất khỏe. Mọi người đều rất yêu quý, kính trọng ông.
Khi còn nhỏ, bố mẹ thường bận công việc. Ông nội là đã chăm sóc tôi. Ngày đầu tiên đi học, ông cũng là người đưa tôi đến trường. Có quà bánh, ông đều để dành cho tôi. Tình yêu thương của ông dành cho tôi thật lớn lao.
Những kỉ niệm về ông nội cũng thật đáng trân trọng. Hồi còn bé, tôi được ông chở đi chơi trên chiếc xe đạp cũ. Thỉnh thoảng, tôi lại được nghe ông kể chuyện ngày xưa. Hay cả những lúc theo ông vào vườn cây chăm sóc cây cối. Ông đã dạy cho tôi cách chăm sóc cây cối thật cẩn thận. Nhờ có ông, tôi đã biết sống yêu thương mọi vật xung quanh hơn.
Thời gian trôi qua, sức khỏe của ông ngày càng yếu đi. Bởi vậy mà ông cần có sự quan tâm, chăm sóc của con cháu nhiều hơn. Mỗi khi có thời gian rảnh, tôi sẽ dành thời gian trò chuyện với ông. Có khi, hai ông cháu lại cùng nhau chơi cờ, hay đi câu cá. Những lúc đó, tôi cảm thấy rất vui vẻ, hạnh phúc.
Ông nội chính là điểm tựa tinh thần vững chắc của cả gia đình. Tôi luôn dành cho ông sự kính trọng. Mong rằng ông sẽ luôn khỏe mạnh để sống thật lâu bên con cháu.
Bài 7.
Người dân quê tôi quanh năm sống yên bình trong làng xóm. Nếu có ai đi xa, dẫu chỉ ít ngày thôi cũng sẽ nhớ khôn nguôi con sông bình dị của quê hương mình. Dòng nước êm đềm, mát lành của con sông Hồng tươi trẻ, giàu sức sống đã trở thành một biểu tượng không thể phai về làng quê ven sông của tôi.
Điều đó chẳng có gì là lạ bởi tất cả mọi người đều yêu dòng sông quê hương như yêu gia đình, xóm làng quen thuộc. Tôi cũng không nằm ngoài số ấy. Mỗi khi nhớ đến dòng sông, kí ức tuổi thơ tôi lại hiện lên, rõ ràng, rành rọt như những câu chuyện mới xảy ra. Phải chăng chính dòng nước mát lành của dòng sông đã gột bỏ những lớp bụi thời gian giúp tôi quay về quá khứ!
Dòng sông thân thiết ấy uốn mình quanh làng xóm tôi rồi chập vào một nhánh sông khác, đổ ra biển. Bề rộng của sông chỉ chừng hai chục thước nhưng chiều dài của nó thì chẳng thể nào bao quát hết được, dường như sông vẫn mãi tiếp tục chảy về phía chân trời. Tôi chẳng thể nào quên được cảm giác choáng ngợp, sự ngạc nhiên đã bất ngờ oà đến tâm hồn non nớt của tôi vào lần đầu tiên được nhìn thấy sự rộng dài tưởng như vô tận của nó: Ấy là lần tôi được ngồi trên thuyền ở giữa dòng sông. Ngày ấy tôi mới bảy tuổi, đôi mắt tôi còn bé nhỏ mà lòng sông đã mênh mông, cuồn cuồn nước phù sa…
Sự choáng ngợp qua đi nhường chỗ cho cảm giác gần gũi, bình yên. Đó là những lần tôi tập bơi bên bờ sông. Còn nhớ, lần đầu được vùng vẫy trong làn nước đỏ au, cảm giác mát lành, sung sướng, dịu ngọt đã ập đến trong tôi một cách ngẫu nhiên, tôi như thấy mình được trở về trong vòng tay dang rộng chào mừng của những người bạn lâu ngày không gặp. Rồi tôi nhớ tới những lần chèo thuyền trên sông, nhớ những lần đi vớt lưới cá chăng ngang sông. Những bầy cá đông đúc tụ tập dưới làn nước mát lành. Mỗi khi trăng rải sáng lên sông, mặt nước cá đua lại ánh lên như dát bạc. Tôi từng nghĩ rằng dòng sông Hồng đã làm cho quê hương tôi giàu có lên bội phần. Những suy nghĩ thơ dại cũng qua đi, tôi lại tiếp tục sống bên dòng sông mà tôi yêu quí. Rồi kỉ niệm về những lần mò trai cùng lũ bạn, những lần mà phù sa như hút lấy chân tôi, hay những lần tôi tức giận, làn nước mát mẻ lại vỗ về tôi, xoa dịu những giận hờn vu vơ thơ dại…
Những kỉ niệm như vậy về dòng sông luôn khiến tôi bồi hồi, xúc động. Dòng nước cứ chảy trôi, thời gian cứ nhạt nhoà nhưng sẽ chẳng bao giờ tôi quên được cái vị mằn mặn, ngòn ngọt của nước sông, chẳng thể quên được những bầy cá chép, cá diếc đông đúc nghịch ngợm..,. Đơn giản bởi tôi đã chẳng có một tuổi thơ trong sáng, ngọt ngào, dịu dàng nếu không có dòng sông yêu quí ấy.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247