Trang chủ Địa Lý Lớp 8 Câu 24, Nếu đặc diểm chung của địa hinh Việt...

Câu 24, Nếu đặc diểm chung của địa hinh Việt Nam. Em hãy kế tên một số dãy núi, cao nguyên và đồng bằng lớn ở nưóc ta? Cầu 25, Khi hậu nước ta mang lại nhữ

Câu hỏi :

Giúp mình giải với ạ.

image

Lời giải 1 :

Câu 24:

Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:

- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

     + Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

    + Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

- Cấu trúc địa hình khá đa dạng:

     + Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.

     + Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

      ● Hướng Tây Bắc – Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hưu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

      ● Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam,

- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:

     + Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.

     + Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.

- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:

     + Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường (hầm đèo Hải Vân)

    + Đắp đê ngăn lũ, đồng bằng sông Hồng với hệ thống đê điều dày đặc, làm phân chia thành địa hình trong và ngoài đê.

     + Phá rừng đầu nguồn, gây nên hiện tượng đất trượt đá lở; xây dựng nhà máy thủy điện…

* Một số dãy núi: dãy Bạch Mã, dãy Hoàng Liên Sơn, Dãy Trường Sơn,.. 

* Một số cao nguyên: Cao nguyên Mơ Nông, Cao nguyên Mộc Châu, cao nguyên Di Linh, cao nguyên Lâm Viên,..

* Một số đồng bằng lớn: đồng bằng sông Hồng (đồng bằng Bắc Bộ) và đồng bằng sông Cửu Long. 

Câu 25: 

- Thuận lợi: Thực hiện thâm canh, xen canh, tăng vụ, phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

- Khó khăn:

   + Nấm mốc, sâu bệnh phát triển.

   + Thiên tai (bão, lũ) xảy ra thường xuyê

   Xin hay nhất!!!   


Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 24: Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:

- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

     + Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

    + Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

- Cấu trúc địa khá đa dạng.

+ Địa hình nước ta có cấu trúc được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự phân bậc rõ nét theo độ cao, thấp dân từ tây bắc xuống đông nam và phân hóa đa dạng.

+Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

Hướng tây bắc-đông nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã. Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ (Trường Sơn Nam).

- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

+ Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi.

+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.

Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: con người làm giảm diện tích rừng tự nhiên dẫn đến quá trình xâm lược, bóc mòn ở đồi núi tăng: tạo thêm nhiều dạng địa hình mới (đê sông, đê biển,…)

Một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng nước ta:

- Dãy núi: dãy Bạch Mã, dãy Hoàng Liên Sơn, Dãy Trường Sơn,..

- Cao nguyên: Cao nguyên Mơ Nông, Cao nguyên Mộc Châu, cao nguyên Di Linh, cao nguyên Lâm Viên,..

- Đồng bằng: đồng bằng sông Hồng (đồng bằng Bắc Bộ) và đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 25: Khí hậu nước ta mang lại những thuận lợi và khó khăn cho  đời sống và sản xuất của người dân:

*Thuận lợi:

- Thuận lợi cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp(các sản phẩm nông nghiệp đa dạng, ngoài trồng cây nhiệt đới còn có thể trồng được các loại cây cận nhiệt và ôn đới, do khí hậu phân hoá phức tạp theo không gian, thời gian và theo mùa)

- Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nguồn nhiệt độ ẩm phong phú giúp cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng 2-3 vụ/ năm, dễ dàng tiến hành các biện pháp thân canh, xen canh và gối vụ.

*Khó khăn:

- Nhiều thiên tai như hạn hán, lũ lụt, bão, sương muối, giá rét,...

- Khí hậu nước ta có nhiều bão lũ, gió Tây khô nóng. Trong điều kiện nóng ẩm dễ phát sinh sâu bệnh, bệnh dịch,..

*Chúc bạn học tốt!*

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247