Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 KỂ CHUYỆN 1.VUA TÀU THỦY BẠCH THÁI BƯỞI 2.NÂNG NIU...

KỂ CHUYỆN 1.VUA TÀU THỦY BẠCH THÁI BƯỞI 2.NÂNG NIU HẠT THÓC GIỐNG 3.BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓ CÔ GIÁO câu hỏi 3154613 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

KỂ CHUYỆN 1.VUA TÀU THỦY BẠCH THÁI BƯỞI 2.NÂNG NIU HẠT THÓC GIỐNG 3.BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓ CÔ GIÁO

Lời giải 1 :

                                         BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓ CÔ GIÁO                 

Căn nhà sàn chật ních người mặc quần áo như đi hội. Mấy cô gái vừa lùi vừa trải những tấm lông thú thẳng tắp từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn. Bấy giờ, người già mới ra hiệu dẫn Y Hoa bước lên lối đi bằng lông thú mịn như nhung. Buôn Chư Lênh đã đón tiếp cô giáo đến mở trường bằng nghi thức trang trọng nhất dành cho khách quý.

Y Hoa đến bên già Rok, trưởng buôn, đang đứng đón khách ở giữa nhà sàn. Nhận con dao mà già giao cho, nhằm vào cây cột nóc, Y Hoa chém một nhát thật sâu vào cột. Đó là lời thề của người lạ đến buôn, theo tục lệ, lời thề ấy không thể nói ra mà phải khắc vào cột. Y Hoa được coi là người trong buôn sau khi chém nhát dao.

Già Rok xoa tay lên vết chém, khen:

Tốt cái bụng đó, cô giáo ạ!

Rồi giọng già vui hẳn lên:

Bây giờ cho người già xem cái chữ của cô giáo đi!

Bao nhiêu tiếng người cùng ùa theo:

Phải đấy! Cô giáo cho lũ làng xem cái chữ nào!

Y Hoa lấy trong gùi ra một trang giấy, trải lên sàn nhà. Mọi người im phăng phắc. Y Hoa nghe thấy rõ cả tiếng tim đập trong lồng ngực mình. Quỳ hai gối lên sàn, cô giáo viết thật to, thật đậm hai chữ: “Bác Hồ”. Y Hoa viết xong, bỗng bao nhiêu tiếng cùng hò reo:

Ôi! Chữ cô giáo này! Nhìn kìa!

A, chữ, chữ cô giáo!

Theo Hà Đình Cẩn

                                       VUA TÀU THỦY BẠCH THÁI BƯỞI       

 Bưởi mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Thấy em khôi ngô, nhà họ Bạch nhận làm con nuôi và cho ăn học.

   Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn. Chẳng bao lâu, anh đứng ra kinh doanh độc lập, trải đủ mọi nghề: buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ,... Có lúc mất trắng tay, anh vẫn không nản chí. 

   Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thủy vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc. Ông cho  người đến các bến tàu diễn thuyết. Trên mỗi chiếc tàu, ông dán dòng chữ "Người ta thì đi tàu ta" và treo một cái ống để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ ống tiếp sức cho chủ tàu. Khi bổ ống, tiền đồng rất nhiều, tiền hào, tiền xu thì vô kể. Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom. Lúc thịnh vượng nhất, công ti của Bạch Thái Bưởi có tới ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái tên lịch sử: Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc, Trưng Nhị,...

   Chỉ trong mười năm, Bạch Thái Bưởi đã trở thành "một bậc anh hùng kinh tế" như đánh giá của người cùng thời.

(Theo TỪ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM)

                                       NÂNG NIU HẠT THÓC GIỐNG         

 Ông Lương Định Của một nhà khoa học nổi tiếng ở nước ta và thế giới.

     Viện nghiên cứu của ông có lần nhận được món quà mười hạt thóc giống do một người bạn nước ngoài gửi tặng. Lúc ấy, trời đang rét đậm kéo dài. Để cứu mấy hạt thóc giống, ông đem chia ra làm hai, một nửa gieo trong phòng thí nghiệm, một nửa ông ngâm nước ấm rồi lấy khăn gói cẩn thận. Tối đi ngủ, ông đem theo mình, trùm chăn kín để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm. Sau đợt rét ấy, chỉ có nắm hạt giống ông luôn đem theo trong mình là nảy mầm xanh tốt.

     Nhờ có ông mà nền nông nghiệp Việt Nam phát triển được thêm nhiều giống lúa quý.

chúc bạn học tốt và đạt nhiều kết quả tốt trong học tập

Thảo luận

-- ủa kể cả 3 câu chuyện mà
-- đây bạn
-- oki bn

Lời giải 2 :

                         Vua tàu thủy bạch thái bưởi                 

Tôi là một chủ tàu người Pháp, làm việc tại đất Việt. Những năm trước đây, nghành đường thủy của Việt Nam còn kém phát triển nên người Pháp chúng tôi làm chủ cả một vùng sông nước ở Bắc Bộ.

Sang những năm gần đây, công việc của chúng tôi ngày càng khó khăn bởi ngành tàu thủy mới nổi lên một cái tên lạ hoắc: Bạch Thái Bưởi. Anh ta mới mở một công ty vận tải đường thủy. Là một người có học thức và rất yêu nước nên anh ta không ưa gì những chủ tàu người Pháp như chúng tôi. Anh ta cho người đến các tàu để diễn thuyết. Trên mỗi chiêc tàu của mình anh ta cho dán các dòng chữ: Người ta thì đi tàu ta và treo một cái ống để khách nào đồng ý với tôi thì vui lòng bỏ ống để ủng hộ. Nhờ việc đánh trúng vào lòng yêu nước của nhân dân Nam quốc nên anh ta thu được nhiều tiền đồng, vô số tiền xu và tiền hào. Bởi có sự giúp đỡ đó nên công ty của anh ta làm ăn rất phát đạt, khách đi tàu rất đông. Nhanh chóng, anh ta thu mua hết của chúng tôi thuyền bè và cả xưởng sửa chửa tàu. Người Hoa cũng không đấu lại anh ta. Giờ đây, ba mươi chiếc tàu mang tên Lạc Long, Hồng Bàng, Trưng Trắc, Trưng Nhị... của anh ta tung hoành khắp các con sông ở miền Bắc. Tuy tôi không vui vì việc đó nhưng quả thật tôi rất nể phục anh ta. Nghe nói Bạch Thái Bưởi mồ côi cha từ nhỏ nên phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong kiếm sống qua ngày. Cuộc sống tuy vất vả nhưng mẹ con họ thương yêu nhau vô cùng. Thấy anh ta khôi ngô, thông minh sáng dạ lại ngoan ngoãn nên nhà họ Bạch nhận anh làm con nuôi. Kể từ đó, cuộc sống của mẹ con họ sung sướng hơn. Bạch Thái Bưởi cũng được đi học. Anh ta rất chăm và luôn nổ lực để sau này làm nên nghiệp lớn. Năm 21 tuổi, anh ta làm thư ký cho một hãng buôn. Sau đó, anh đã tự đứng ra kinh doanh, trải qua đủ các nghề: buôn gỗ, buôn ngô, lập nhà in, khai thác mỏ...Có lúc mất trắng nhưng anh vẫn không hề nản chí, tiếp tục cố gắng. Giờ đây, từ một cậu bé nghèo, sau mười năm vất vả cố gắng lập nghiệp, Bạch Thái Bưởi đã trở thành một người thành đạt và được nhân dân quý mến vì lòng yêu nước của mình. Anh còn được mọi người xưng tụng là "một bậc anh hùng kinh tế".

                                             Nâng niu hạt thóc giống

Ông Lương Định Của là một nhà khoa học có công tạo ra nhiều giống lúa mới.

Có lần, một bạn nước ngoài gửi cho viện nghiên cứu của ông mười hạt thóc giống quý. Giữa lúc ấy, trời rét đậm, ông Của bảo: “Không thể để những hạt giống quý này nảy mầm rồi chết vì rét”. Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông đem gieo trong phòng thí nghiệm, còn năm hạt kia, ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm.

Sau đợt rét kéo dài, chỉ có năm hạt thóc ông Của ủ trong người là giữ được mầm xanh.

                                              Buôn chư lênh đón coo giáo

Tôi là Y Hoa, được cấp trên cử về dạy học ở buôn Chư Lênh. Buổi đón tiếp tôi đến mở trường diễn ra với nghi thức rất trang trọng.

        Hôm ấy, căn nhà sàn chật ních người. Ai nấy mặc quần áo đẹp như đi hội. Mấy cô gái trải những tấm lông thú thẳng tắp từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn. Bấy giờ, già làng mới ra hiệu dẫn tôi bước lên lối đi bằng lông thú mịn như nhung - nghi thức đặc biệt dành cho khách quý.

        Tôi đến bên già Rok, trưởng buôn, đang đứng đón khách ở giữa nhà sàn. Nhận con dao mà già giao cho, nhằm vào cây cột nóc. Tôi chém một nhát thật sâu vào cột. Theo tục lệ, đó là lời thề của người lạ đến buôn. Lời thề ấy không thể nói ra mà phải khắc vào cột. Sau khi chém nhát dao, tôi sẽ được coi là người trong buôn.

Già Rok sờ tay lên vết chém, gật gù khen:

-  Tốt cái bụng đó, cô giáo ạ!

Rồi giọng già vui hẳn lên:

-  Bây giờ cho người già xem cái chữ của cô giáo đi!

Bao nhiêu tiếng người cùng ùa theo:

-  Phải đấy! Cô giáo cho lũ làng xem cái chữ nào!

        Tôi lấy trong gùi ra một trang giấy, trải lên sàn nhà. Mọi người im phăng phắc. Tôi nghe rõ cả tiếng đập trong lồng ngực mình. Quỳ hai gối lên sàn, tôi viết hai chữ thật to, thật đậm: “Bác Hồ”. Tôi viết xong, bỗng bao nhiêu tiếng hò reo cùng bật lên:

-  Ôi, chữ cô giáo này! Nhìn kia!

-  A, chữ, chữ cô giáo! Đẹp quá!

      Lúc ấy, tôi rất xúc động, thầm hứa sẽ đem hết sức mình để dạy cái chữ cho con em đồng bào trong buôn làng, không phụ lòng tin yêu của mọi người.

CHÚC BẠN HCOJ TỐT



Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247