câu 1: Gió: Là sự chuyển động của không khí từ nơi áp cao về nơi áp thấp.
Gió được tạo ra bởi sự khác biệt trong áp suất khí quyển. Khi một sự khác biệt trong áp suất khí quyển tồn tại, không khí di chuyển từ vùng có áp suất cao hơn đến các vùng áp suất thấp hơn, dẫn đến những cơn gió có tốc độ khác nhau. ... Gần bề mặt Trái Đất, ma sát làm cho gió trở nên chậm hơn.
– Các loại gió thường xuyên thổi trên Trái Đất là gió Tín phong và gió Tây Ôn đới.
– Hoàn lưu khí quyển: Trên bề mặt Trái Đất, sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành các hệ thống gió thổi vòng tròn.
câu 2: Sông dòng nước chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. Hồ là các khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.
Sông suối mang nước, là hình thái dòng chảy của nước trên mặt đất.
- là môi trường sinh sống cho nhiều loài sinh vật
- cung cấp nước cho ăn uống, sinh hoạt, tưới tiêu nông nghiệp......
- là nguồn cung cấp thức ăn , thủy sản cho cn, phát triển ngư nghiệp....
- bồi đắp phù sa thuận lợi cho nông nghiệp
- là đường giao thông, bến đỗ,nơi đi lại cho tàu bè..
- giúp cân bằng sinh thái, tuy nhiên trước tác động của con người, đã làm sông ngòi ô nhiễm, suy thoái môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng..., biến đổi khí hậu.....
- hệ thống sông lớn ở nước ta:
-s. Hồng
-s. Thái Bình
-s. Kì Cùng -Bằng Giang
-s.Thu Bồn
-s. Đồng Nai
-s. Mê Công
câu 3:
a) câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” đã khẳng định giá trị của đất: đất quý như vàng, đất quý hơn vàng. Nó nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng, giữ gìn, bảo vệ đất đai; không ai được phá hoại đất đai, lãng phí đất đai. Nhà nông phải chăm bón, vun xới cho vườn tược, ruộng rẫy được màu mỡ, tươi tốt.
b) Các biện pháp bảo vệ đất đai và làm tăng độ phì nhiêu cho đất: chúng ta nên làm là:
– Tăng cường bón phân hữu cơ cho đất, trong điều kiện Việt Nam hiện nay thì càng nhiều càng tốt;
– Bón phân hóa học vừa đủ, cân đối;
– Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV bằng các hóa chất độc hại và nếu có điều kiện thì sử dụng các chế phẩm sinh học, thảo mộc để thay thế.
$a.)$
Câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” đã khẳng định giá trị của đất:
· Giải thích: Đất quý như vàng.
· Câu tục ngữ nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng, giữ gìn, bảo vệ đất đai; không ai được phá hoại đất đai, lãng phí đất đai.
· Trách nhiệm của mọi người:
∵ Không sử dụng đất với những mục đích cá nhân
∵ Không chặt phá cây bừa bãi gây sạt lỡ, xói mòn đất.
∵ Nhà nông ( nói riêng ) và mọi người ( nói chung ) phải chăm bón, vun xới cho vườn, ruộng rẫy được màu mỡ, tươi tốt.
$b.)$
· Tăng cường bón phân hữu cơ cho đất.
· Bón phân hóa học vừa đủ, cân đối, không qua nhiều.
· Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, các hóa chất độc hại và nếu có điều kiện thì sử dụng các chế phẩm sinh học, thảo mộc để thay thế.
Bạn Tham Khảo Nha
CHÚC BẠN HỌC TỐT ^^
# NO COPY
NPQAn
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247