Trang chủ Vật Lý Lớp 8 hai khối gỗ hình lập phương cạnh a= 10cm bằng...

hai khối gỗ hình lập phương cạnh a= 10cm bằng nhau có trọng lượng riêng lần lượt là d1 = 12000N/m3 và d2 = 6000N/m3 được thả trong nước. Hai khối gỗ được nối v

Câu hỏi :

hai khối gỗ hình lập phương cạnh a= 10cm bằng nhau có trọng lượng riêng lần lượt là d1 = 12000N/m3 và d2 = 6000N/m3 được thả trong nước. Hai khối gỗ được nối với nhau bằng một sợi dây mảnh dài 20 cm tại tâm của mỗi vật. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3 a) Tính lực căng của sợi dây b) Tính công để nhấc cả hai khối gỗ ra khỏi nước Mong các bạn giúp mình với mình đang cần gấp

Lời giải 1 :

Đáp án:

 A. T=2N

b. A=2,52J

Giải thích các bước giải:

Với dạng bài này, có hai trường hợp: 
- Khi cân bằng, khối nặng hơn chạm đáy 
- Khi cân bằng, khối nhẹ hơn ở ngang mặt chất lỏng. 
Sau đây, ta giả sử rơi vào trường hợp thứ hai. Nếu thấy kết quả tính toán vô lý thì trở lại xét trường hợp thứ nhất. Nếu thấy kết quả hợp lý nghĩa là trường hợp thứ nhất sai. 

a) Do khối 1 nặng hơn nước nên nó chìm xuống. 
Khối 1 chịu các lực tác dụng: trọng lực P1, lực đẩy Archimède F1, lực căng của dây T1. 

Các lực F1, T1 hướng lên, P1 hướng xuống => F1 + T1 = P1 
Với P1 = d1.a³ = 12000.0,1³ = 12(N) 
F1 = 10000.0,1³ = 10(N) 
=> T1 = P1 - F1 = 12 - 10 = 2(N) 

b) Gọi x là phần chìm dưới nước của khối 2. 
Khối 2 chịu tác dụng của các lực: Trọng lực P2, lực đẩy Archimède F2, lực căng của dây T2 = T1 
Các lực P2, T2 hướng xuống, F2 hướng lên. 

F2 = P2 + T2 = d2.a³ + T2 = 6000.0,1³ + 2 = 8(N) 
F2 = do.xa² 
=> x = F2/(do.a²)

= 8/(10000.0,1²) =0,08(m) 
Mặt dưới của khối 1 cách mặt nước

d = a + l + x = 0,1 + 0,2 + 0,08 = 0,38(m) 
Để nhấc cả hai khối ra khỏi nước, cần nhấc cả hai khối lên một đoạn d. 
Có ba giai đoạn: 

- Nhấc khối 2 ra khỏi mặt nước (đi lên một đoạn x = 0,08m) 
Ở đầu giai đoạn này, lực cần tác dụng bằng 0. Ở cuối giai đoạn, lực đẩy Archimède F2 mất đi nên lực cần tác dụng bằng F2 = 8N 
A1 = F2.x/2 = 8.0,08/2 = 0,32(J) 

- Nhấc khối 1 lên sát mặt nước, tức là đi lên một đoạn bằng chiều dài sợi dây l = 0,2m 
Lực cần tác dụng trong suốt giai đoạn này không đổi và bằng F2 = 8N 
A2 = F2.l = 8.0,2 = 1,6(J) 

- Nhấc khối 1 ra khỏi mặt nước, tức là đi lên một đoạn a = 0,1m 
Ở đầu giai đoạn này, lực cần tác dụng bằng F2. Ở cuối giai đoạn, lực đẩy Archimède F1 mất đi nên lực cần tác dụng bằng F1 + F2 = 10 + 8 = 18(N) 
A3 = (F2 + F1 + F2).a/2

= (8 + 18).0,1/2 = 0,6(J) 
A = A1 + A2 + A3

= 0,32 + 1,6 + 0,6 = 2,52(J)

Thảo luận

-- quá dài, quá khó hiểu với một học sinh lớp 8 em đây.
-- bạn học lớp mấy
-- em lớp 8
-- tớ cũng lớp 8
-- Cảm ơn bạn nhiều
-- Bạn làm hơi dài ở câu a rồi
-- (8 + 18).0,1/2 =0,6J ???????
-- (8 + 18).0,1/2 = 0,6(J) ông bị ngu à, ma túy đá dạo này sale ak, lớp mấy rồi mà nguu vậy

Bạn có biết?

Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247