Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Từ văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân...

Từ văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, em hãy: a. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. b. Để làm sáng tỏ luận điểm “ Dân ta có một lòng nồng n

Câu hỏi :

Từ văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, em hãy: a. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. b. Để làm sáng tỏ luận điểm “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả Hồ Chí Minh đã lập luận và dùng dẫn chứng như thế nào? c. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được tác giả so sánh với hình ảnh nào? Nêu tác dụng của những hình ảnh so sánh ấy. d. Nếu được viết tiếp cho văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” với những biểu hiện của tinh thần yêu nước đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trong cuộc sống xung quanh em, em sẽ viết những gì?

Lời giải 1 :

a) Phương thức biểu đạt là nghị luận chứng minh. 

b) Để làm sáng tỏ nhận định trên, tác giả đã lập luận rất chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, hợp lí...

* Tác giả đã chỉ ra những dẫn chứng : 

- Trong lịch sử, có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...

- Lòng yêu nước ngày nay của nhân dân ta : 

+ Từ cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng, trẻ thơ... ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc.

+ Những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc để tiêu diệt giặc.

+ Những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội. 

+ Những phụ nữ khuyên chồng tòng quân còn mình thì xung phong giúp việc vận tải. 

+ Những bà mẹ yêu thương bộ đội như con đẻ của mình.

+ Nam nữ nông dân và công nhân hăng hái tham gia sản xuất. 

+ Những đồng bào điền chủ quyên ruộng cho Chính phủ...

c) Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được tác giả so sánh với hình ảnh : Tinh thần yêu nước ấy kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. 

Tác dụng của phép so sánh trên : Gợi sức mạnh và khí thế mạnh mẽ của lòng yêu nước. 

d) Nếu được viết thì em sẽ viết về tinh thần yêu nước ở xung quanh em, hàng ngày em thấy được gì. Tinh thần yêu nước ấy là của ai ? Nó được biểu hiện ra như thế nào ? Em rút ra được gì từ những biểu hiện của lòng yêu nước đó ? 

Thảo luận

Lời giải 2 :

a: nghị luận

b: (trong sgk)

đồng bào ta....ghét giặc

từ những chiến sĩ....của mình

từ những nam nữ....chính phủ

những cử chỉ cao quý....yêu nước

c: tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý

tác dụng: giúp cho các dẫn chứng có căn cứ và sức thuyết phục hơn

d : viết về phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên, những người có công với đất nước

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247