*Mở bài: giới thiệu về áo dài
*Thân bài:
1. Nguồn gốc, xuất xứ
2. Ngày nay
- Tuy đã trải qua nhiều giai đoạn cải cách, áo dài vẫn giữ được tầm quan trọng của nó, trở thành một bộ lễ phục của các bà các cô trong những dịp đặc biệt.
- Áo dài được UNESCO công nhận là một di sản văn hoá phi vật thể, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam
3. Hình dáng
- Cổ áo cao khoảng 4 - 5 cm, có lót vải cứng ở trong cho đứng.
- Tay áo dài đến cổ tay, trôn rộng dưới hẹp dần
- Thân áo gồm 2 thân trước và sau, dài từ vai xuống
- Chiết li ở ngực (thân trước) và ở lưng (thân sau). Cài cúc theo đường chéo từ cổ xuống nách và đọc theo một bồn thân; cúc bấm hoặc kết bằng vải.
- Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển.
- Áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng bằng lụa, sa tanh, phi bóng....với trang phục đó, người phụ nữ sẽ trở nên đài các, quý phái hơn
* Kết bài:
Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển.
Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.
Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.
#BTS
xin ctlhn
CHÚC BN HỌC TỐT!!!!!
Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc áo dài Việt Nam:
- Cách 1: Đã từ lâu, khi nhắc đến người phụ nữ Việt Nam, bạn bè quốc tế lại trầm trồ nói về chiếc áo dài. Quả thực, chiếc áo dài Việt Nam xứng đáng được coi là loại trang phục truyền thống thể hiện được vẻ đẹp và tâm hồn người phụ nữ Việt Nam.
- Cách 2: Xuất phát từ nền văn hóa thuần nông, liên tục gắn bó với người Việt qua bao đời, chiếc áo dài từ lâu đã trở thành trang phục truyền thống của dân tộc, là niềm tự hào của biết bao người phụ nữ Việt Nam. Không những thế, chiếc áo dài truyền thống đã trở thành quốc phục, tôn vinh và khẳng định vẻ đẹp người Việt trên thế giới.
Mở bài:
. Nguồn gốc, xuất xứ:
– Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội hoa, sân khấu dân gian… chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử. Nghĩa là áo dài đã có từ rất lâu.
– Tiền thân của áo dài hơi giống áo từ thân, sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chính sửa để phù hợp với thời trang của từng thời điểm.
2. Chất liệu vải: phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát.
3. Kiểu dáng:
– Cấu tạo:
+ Áo dài từ cổ xuống đến chân.
+ Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thích của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo.
+ Khuy áo thường dùng bằng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.
+ Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân.
+ Khi mặc áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật vóc dáng của người phụ nữ.
+ Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển.
– Khẳng định đó là nét đặc trưng khác biệt của chiếc áo dài việt Nam.
– Màu sắc: Đa dạng, tùy theo sở thích lựa chọn của mỗi người.
4. Ý nghĩa.
– Chiếc áo dài luôn giữ được tầm quan trọng của nó và trở thành bộ lễ phục của các bà, các cô.
– Áo dài Việt Nam đã được tổ chức Unesco công nhận là một di sản Văn hóa phi vật thể, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.
Kết bài: Khái quát về chiếc áo dài Việt Nam và cảm nhận của bản thân về chiếc áo dài.
- Áo dài là quốc phục của nước Việt Nam, là niềm tự hào của dân tộc Việt. Dù thời gian có đổi thay, những mẫu trang phục ngày càng đa dạng và hiện đại nhưng trên khắp nẻo đường ở đất nước bình yên này, tà áo dài vẫn nhẹ nhàng tung bay mang theo nét đẹp, nét duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247