Trước cái rét buốt cắt da cắt thịt cô đánh liều đốt một cây diêm để sưởi ấm, ánh lửa trong đôi mắt cô bé hiện lên thật đẹp và kỳ diệu "ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng quanh que gỗ trông thật vui mắt", có lẽ đây là niềm vui hiếm hoi của cô bé kể từ khi bà mất. Và trong cái ấm áp ít ỏi của que diêm cô bé đã tưởng tượng ra một chiếc lò sưởi ngay trước mắt, đó chính là hiện thân của những khao khát mong mỏi trong lòng cô bé. Thế nhưng khi que diêm vụt tắt cũng là lúc giấc mơ của em khép lại, chẳng có lò sưởi nào cả, hiện thực vẫn rất tàn nhẫn, em vẫn cô độc giữa đêm giao thừa đón nhận cái giá rét và nỗi buồn tủi cho thân phận mình. Chính điều đó đã thôi thúc em quẹt tiếp que diêm thứ hai.Trong lần quẹt diêm thứ hai, cô bé không còn nhìn thấy lò sưởi mà thay vào đó cô bé nhìn thấy một căn phòng sáng sủa đẹp đẽ, "bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa quý giá, và có cả một con ngỗng quay...". Mong ước của em chỉ đơn giản là được ăn ngon, mặc ấm, thế nhưng cuộc sống bất hạnh đã không cho em được điều ấy. Diêm tắt cô bé bị trả về với thực tại phũ phàng, không có căn phòng, không có ngỗng quay chỉ có đêm tối lạnh lẽo cùng với những con người đi lại chuẩn bị đón giao thừa đó là nỗi cô đơn khổ sở vô cùng.Ở lần quẹt diêm thứ ba em thấy một cây thông nô-en lớn và lộng lẫy vô cùng điều ấy thể hiện khao khát được đoàn viên, được hạnh phúc bên gia đình trong khoảnh khắc giao thừa, nhưng rồi que diêm cũng vụt tắt. Cuối cùng trong lần quẹt diêm thứ tư, cô bé đã nhìn thấy người bà yêu quý của mình, điều đó có nhiều ý nghĩa, những mong muốn mà cô bé hằng mơ ước. Hình ảnh người bà xuất hiện cũng là đại diện cho sự thiếu thốn tình cảm trong cô bé, chính vì vậy em khao khát có được tình yêu thương, hơi ấm tình thân hơn tất cả những giá trị vật chất bình thường khác, những đau khổ trong cuộc đời của cô bé, bởi chỉ có ở bên bà em mới thấy mình được hạnh phúc, dù rằng kết thúc câu chuyện là cái chết của cô bé bán diêm trước thềm năm mới. Bốn giấc mơ của cô bé bán diêm cho ta thấy được những nhu cầu, mong ước của từng đứa trẻ, từng con người trong cuộc sống đó là những mong muốn cấp thiết nhất. Thế nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng công bằng, vẫn có đầy rẫy những số phận bất hạnh, đặc biệt là trẻ em, điều đó đã giáo dục, thúc đẩy mỗi chúng ta biết cảm thông và sẻ chia nhiều hơn với những số phận kém may mắn, những mảnh đời bất hạnh.
Cô bé bán diêm là một cô bé đáng thương trong câu chuyện do An-đéc-xen sáng tác. Nói cô đáng thương bởi vì cô có một gia đình bất hạnh - mẹ mất sớm, đến người bà yêu thương cô nhất cũng rời bỏ cô. Cô phải sống trong căn gác xép với cuộc sống luôn bị đánh đập và bị chửi rủa. Vào đêm giao thừa ấy, trong khi mọi người đều quây quần bên lò sưởi ấm áp, bên những món ăn ngon thì cô vẫn phải đi bán diêm. Khi quẹt những que diêm cô đã tưởng tượng ra rất nhiều thứ tươi đẹp và theo tôi nghĩ đó là những thứ cô bé muốn nhất. Thứ cô bé cần nhất lúc ấy chính là người bà của cô, vì cô đã quẹt tất cả diêm để níu bà cô ở lại chứng tỏ rằng cô bé thương bà của mình hơn bất cứ thứ gì. Thật là một cái kết vừa buồn vừa vui cho cô bé ấy. Buồn vì cô bé đã chết, nhưng tôi cũng rất vui vì cô có thể ở bên bà của mình. Qua câu chuyện này tôi cũng đã rút ra được bài học cho bản thân mình, tôi phải biết quý trọng những thứ mà tôi đang có và thứ tôi nên trân trọng nhất chính là người thân của mình.
Mình nghĩ bạn ghi đề sai rk ak 8 đến 9 câu đúng hk. Đây là bài của mik nếu bn thấy cần thì có thể sửa lại vài chỗ cho hợp ý của bạn nhé
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247