Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 Thuyết minh về vườn tượng cụ Huỳnh Thúc Kháng trên...

Thuyết minh về vườn tượng cụ Huỳnh Thúc Kháng trên sân trường?? câu hỏi 217872 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Thuyết minh về vườn tượng cụ Huỳnh Thúc Kháng trên sân trường??

Lời giải 1 :

Cụ Huỳnh Thúc Kháng xuất thân trong một gia đình nho học nghèo gốc nông dân, quê ở Thạnh Bình, Tiên Cảnh, Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam - một mảnh đất có truyền thống yêu n­ước và hiếu học. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của vùng đất và tính cách con người xứ Quảng, đó là “sự vươn lên của tâm hồn, tinh thần bất khuất, đức tính chịu khó, hăng hái làm việc nghĩa, rất can đảm, sẵn sàng hy sinh đấu tranh chống những thế lực đàn áp...”[1],cụ Huỳnh Thúc Kháng là người sống giản dị, kiệm lời, thận trọng, kiên quyết nhưng có con tim hào hùng, “nghiêm trang với người cũng như đối với chính mình. Từ nhỏ, cụ Huỳnh đã nổi tiếng thông minh, văn hay chữ tốt; sớm đọc nhiều tân thư, chịu ảnh hưởng của tư tưởng trong tân thư nên với kiểu kén chọn người tài “hủ lậu” thời phong kiến, cụ “đã phải nhiều phen lạc đệ, mãi đến năm 29 tuổi (1904) mới đỗ tiến sĩ, nhưng không ra làm quan. Và cũng từ đó, ông bắt đầu học chữ Quốc ngữ, phát động phong trào Duy Tân mà ông là một trong ba kiện tướng dẫn đạo”[2]. Khác với Phan Bội Châu chủ trương bạo động xuất dương cầu ngoại viện, Huỳnh Thúc Kháng khởi phát phong trào Duy Tân với chủ trương khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Năm Mậu Thân 1908, sau vụ chống thuế của nhân dân Trung Kỳ mà Quảng Nam là điểm khởi phát, cụ Huỳnh bị bắt rồi bị đày ở Côn Đảo – như lời cụ nói “là trường học thiên nhiên” mà “mùi cay đắng trong ấy, làm trai giữa thế kỷ XX này không thể không nếm cho biết”[3] suốt 13 năm (1908-1921) mới được trả tự do. Ra tù, cụ Huỳnh tiếp tục các hoạt động yêu nước theo cách của mình và vẫn từ chối chính quyền thực dân, không ra làm quan. Năm 1925, lịch sử đất nước chứng kiến những biến động quan trọng mà một trong những biến động đó là Nguyễn Ái Quốc đã về Quảng Châu, thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên- tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vào thời điểm đầy thử thách đó, cuối năm 1925, Huỳnh Thúc Kháng và một số người bạn ứng cử Viện Nhân dân đại biểu và trúng cử rồi được bầu làm Viện trưởng. Trong 3 năm hoạt động với vai trò Viện trưởng, cụ Huỳnh đã cùng nhóm dân biểu tiến bộ ra sức đấu tranh đòi ban bố Hiến pháp và những quyền tự do, dân chủ, mở trường dạy học, bỏ độc quyền rượu, muối... Dù những yêu cầu cải cách này nằm trong khuôn khổ của yêu sách cải lương, nhưng đã vấp phải sự chống đối quyết liệt của Nam triều và chính quyền thực dân. Như người “bừng tỉnh giấc mơ”, cụ Huỳnh đã xin từ chức cuối năm 1928. Là người sáng lập kiêm chủ nhiệm và chủ bút báo Tiếng Dân - là “chén thuốc đắng” và “người bạn ngay” với mong muốn “trở thành một cơ quan giáo dục nhằm đào tạo một con người biết thương nước yêu nòi, biết căm thù cướp nước và bán nước, biết thương yêu đùm bọc nhau trong lúc hoạn nạn” cũng đã “gây sóng gió cho chính quyền thực dân, phong kiến” khi lên án chế độ, bảo vệ nguyện vọng, lợi ích và thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân trong suốt 16 năm tồn tại của mình (bị đình bản bởi nghị định của Toàn quyền Đông Dương Decoux ngày 21/4/1943). Cuộc đời cụ Huỳnh cho đến trước khi gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh: dù bị giam cầm, dù làm viện trưởng nhân dân đại biểu Trung Kỳ, “dù cho thực dân và tay sai cám dỗ, mua chuộc” vẫn khư khư với cái “cốt tính” sẵn có của mình; vẫn từ chối không nhận chức Thủ tướng do Bảo Đại mời lập chính phủ năm 1945; không chạy theo lợi lộc, danh vọng, tiền tài như ông từng tâm niệm trong bài thơ “Khuyên con đi học”: Giàu sang lợi lộc đừng ham/Chông gai, cay đắng cũng cam một bề”[4]... Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời như một luồng sinh khí mới đủ sức làm chuyển biến trong nhận thức và cả hành động của chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng. Cụ Huỳnh đã hân hoan viết: "Sướng ôi là sướng, thoát thân nô mà làm chủ nhân ông - Vui thật là vui, đổi quyền vua mà làm dân quốc mới"[5] và khẳng định: “Nói về mặt trận quốc gia giải phóng thì độc lập ngày mùng 2 tháng 9 rõ ràng là toàn dân Việt Nam chúng ta tranh đấu mà được” [6]. Mặc dù biết mình không hẳn đã nhận thức được hết những tư tưởng mà những người cộng sản truyền bá ở Việt Nam nhưng cụ Huỳnh đã hiểu rõ ý nghĩa của Cách mạng Tháng Tám. Trong ngày giỗ cụ Phan Bội Châu (tháng 10/1945) cụ đã phát biểu: "Ất Dậu trước 1885, Ất Dậu này 1945 đã khác xa. Trước kia ta mất nước, nay là cách mạng là giải phóng. Cái hoài bão của hai cụ Phan đến đây rõ ràng là được thực hiện. Đời tôi đến đây được thấy cái kết quả mà bình sinh hai cụ mong ước, như thế là được"[7]. Cùng với cả dân tộc, cụ hân hoan đón chào tết Bính Tuất (1946) cái tết độc lập đầu tiên của nước nhà sau 80 năm trường nô lệ, một cái tết thật mới, “mới lạ lùng”, như trong bài “Mừng tết độc lập” cụ viết:  “Cái Tết năm nay mới lạ lùng  Mới ngày, mới tháng, mới non song  Dân hăm lăm triệu quyền ông chủ  Nước bốn ngàn năm của tổ chung  “Cứu quốc” lòng đà rèn một khối  “Tự do” mầm ướm trổ trăm bong  Cho hay người muốn trời chìu đấy  Trận thắng năm nay trận cuối cùng” Thêm một điều đặc biệt là, nếu như trước đó Huỳnh Thúc Kháng chỉ biết một Việt Nam có hai nhà “đại ái quốc”, “tương phản nhi tương thành” là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, thì với cách mạng Tháng Tám thành công cụ được biết rõ thêm một lãnh tụ kiệt xuất, đó là Hồ Chí Minh- một lãnh tụ cách mạng chủ trương cùng một lúc đánh đổ cả ngai vàng phong kiến và ách xâm lược của thực dân không phải dựa vào Nhật như Phan Bội Châu, lại không phải dựa vào Pháp như Phan Châu Trinh mà hoàn toàn dựa vào lực lượng của nhân dân. Lại càng đặc biệt hơn, khi Huỳnh Thúc Kháng được biết Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc, người mà trước đó Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đã đặt vào tất cả niềm hy vọng. Biết được như vậy, cụ Huỳnh Thúc Kháng càng nóng lòng mong mỏi được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính giữa lúc ấy, cụ nhận được bức điện của Hồ Chí Minh mời cụ ra Hà Nội tham gia chính phủ. Bấy giờ là vào cuối năm 1945, tiết trời mưa lạnh, cụ Huỳnh điện trả lời: “Thời tiết xấu tôi chưa đi được và không thể nhận chức Bộ trưởng. Trước sau tôi cũng ra gặp cụ”. Vài ngày sau, cụ lại tiếp được bức điện thứ hai do đồng chí Võ Nguyên Giáp Bộ trưởng Nội vụ trong Chính phủ lâm thời được sự ủy nhiệm của Bác Hồ gửi vào: “Chúng tôi khẩn khoản mời cụ ra Hà Nội nhận chức Bộ trưởng Nội vụ... Việc đại nghĩa xin Cụ đừng bỏ qua”. Sau khi bàn bạc với một vài nhân vật ở Huế, cụ Huỳnh nói: “Tôi chỉ muốn ra gặp cụ Hồ để bày tỏ một vài ý kiến, còn việc gì khác thì tôi không thể nhận”. Ngày 24/2/1946, Ủy ban hành chính Trung bộ cho xe qua tòa soạn báo Tiếng Dân đưa cụ Huỳnh ra Hà Nội, có hai người đi theo sau săn sóc lúc đi đường, trong đó có ông Nguyễn Xương Thái người Quảng Nam là một cộng tác viên quan trọng của cụ lúc ở tòa soạn Tiếng Dân. Đến Hà Nội, giây phúc gặp gỡ đầu tiên giữa cụ Huỳnh và Bác Hồ thật là cảm động. Trong cuốn “Những năm tháng không thể nào quên”, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã kể lại: “Giây phút gặp gỡ đầu tiên giữa Bác và cụ Huỳnh thật là cảm động. Hai người đều bước vội tới ôm lấy nhau. Bác và cụ Huỳnh bỗng dưng đều ứa nước mắt, đã nhắc đến cụ Phó Bảng ngày xưa bao phen lận đận ra Bắc vào Nam giữa những năm dài tăm tối”. Và ngay từ những phút đầu cụ Huỳnh đã thấy ở nhà cách mạng lừng danh mà từ lâu mình khao khát được gặp là người rất thân thiết, một “tri kỷ” như trong bài thơ “Bảy mươi tuổi tự cười” cụ viết năm 1946, nhân dịp 70 tuổi, về người bạn tri kỷ là Bác Hồ: “Bảy tuần đầu bạc như bông/ Được người tri kỷ, thôi xong đã già”. 

Thảo luận

-- Mình nghĩ đây là những bv giới thiệu về cụ HTK ://

Lời giải 2 :

Huỳnh Thúc Kháng xuất thân trong một gia đình nho học nghèo gốc nông dân, quê ở Thạnh Bình, Tiên Cảnh, Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam - một mảnh đất có truyền thống yêu n­ước và hiếu học. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của vùng đất và tính cách con người xứ Quảng, đó là “sự vươn lên của tâm hồn, tinh thần bất khuất, đức tính chịu khó, hăng hái làm việc nghĩa, rất can đảm, sẵn sàng hy sinh đấu tranh chống những thế lực đàn áp...”[1],cụ Huỳnh Thúc Kháng là người sống giản dị, kiệm lời, thận trọng, kiên quyết nhưng có con tim hào hùng, “nghiêm trang với người cũng như đối với chính mình. Từ nhỏ, cụ Huỳnh đã nổi tiếng thông minh, văn hay chữ tốt; sớm đọc nhiều tân thư, chịu ảnh hưởng của tư tưởng trong tân thư nên với kiểu kén chọn người tài “hủ lậu” thời phong kiến, cụ “đã phải nhiều phen lạc đệ, mãi đến năm 29 tuổi (1904) mới đỗ tiến sĩ, nhưng không ra làm quan. Và cũng từ đó, ông bắt đầu học chữ Quốc ngữ, phát động phong trào Duy Tân mà ông là một trong ba kiện tướng dẫn đạo”[2]. Khác với Phan Bội Châu chủ trương bạo động xuất dương cầu ngoại viện, Huỳnh Thúc Kháng khởi phát phong trào Duy Tân với chủ trương khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Năm Mậu Thân 1908, sau vụ chống thuế của nhân dân Trung Kỳ mà Quảng Nam là điểm khởi phát, cụ Huỳnh bị bắt rồi bị đày ở Côn Đảo – như lời cụ nói “là trường học thiên nhiên” mà “mùi cay đắng trong ấy, làm trai giữa thế kỷ XX này không thể không nếm cho biết”[3] suốt 13 năm (1908-1921) mới được trả tự do. Ra tù, cụ Huỳnh tiếp tục các hoạt động yêu nước theo cách của mình và vẫn từ chối chính quyền thực dân, không ra làm quan. Năm 1925, lịch sử đất nước chứng kiến những biến động quan trọng mà một trong những biến động đó là Nguyễn Ái Quốc đã về Quảng Châu, thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên- tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vào thời điểm đầy thử thách đó, cuối năm 1925, Huỳnh Thúc Kháng và một số người bạn ứng cử Viện Nhân dân đại biểu và trúng cử rồi được bầu làm Viện trưởng. Trong 3 năm hoạt động với vai trò Viện trưởng, cụ Huỳnh đã cùng nhóm dân biểu tiến bộ ra sức đấu tranh đòi ban bố Hiến pháp và những quyền tự do, dân chủ, mở trường dạy học, bỏ độc quyền rượu, muối... Dù những yêu cầu cải cách này nằm trong khuôn khổ của yêu sách cải lương, nhưng đã vấp phải sự chống đối quyết liệt của Nam triều và chính quyền thực dân. Như người “bừng tỉnh giấc mơ”, cụ Huỳnh đã xin từ chức cuối năm 1928. Là người sáng lập kiêm chủ nhiệm và chủ bút báo Tiếng Dân - là “chén thuốc đắng” và “người bạn ngay” với mong muốn “trở thành một cơ quan giáo dục nhằm đào tạo một con người biết thương nước yêu nòi, biết căm thù cướp nước và bán nước, biết thương yêu đùm bọc nhau trong lúc hoạn nạn” cũng đã “gây sóng gió cho chính quyền thực dân, phong kiến” khi lên án chế độ, bảo vệ nguyện vọng, lợi ích và thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân trong suốt 16 năm tồn tại của mình (bị đình bản bởi nghị định của Toàn quyền Đông Dương Decoux ngày 21/4/1943). Cuộc đời cụ Huỳnh cho đến trước khi gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh: dù bị giam cầm, dù làm viện trưởng nhân dân đại biểu Trung Kỳ, “dù cho thực dân và tay sai cám dỗ, mua chuộc” vẫn khư khư với cái “cốt tính” sẵn có của mình; vẫn từ chối không nhận chức Thủ tướng do Bảo Đại mời lập chính phủ năm 1945; không chạy theo lợi lộc, danh vọng, tiền tài như ông từng tâm niệm trong bài thơ “Khuyên con đi học”: Giàu sang lợi lộc đừng ham/Chông gai, cay đắng cũng cam một bề”[4]... Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời như một luồng sinh khí mới đủ sức làm chuyển biến trong nhận thức và cả hành động của chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng. Cụ Huỳnh đã hân hoan viết: "Sướng ôi là sướng, thoát thân nô mà làm chủ nhân ông - Vui thật là vui, đổi quyền vua mà làm dân quốc mới"[5] và khẳng định: “Nói về mặt trận quốc gia giải phóng thì độc lập ngày mùng 2 tháng 9 rõ ràng là toàn dân Việt Nam chúng ta tranh đấu mà được” [6]. Mặc dù biết mình không hẳn đã nhận thức được hết những tư tưởng mà những người cộng sản truyền bá ở Việt Nam nhưng cụ Huỳnh đã hiểu rõ ý nghĩa của Cách mạng Tháng Tám. Trong ngày giỗ cụ Phan Bội Châu (tháng 10/1945) cụ đã phát biểu: "Ất Dậu trước 1885, Ất Dậu này 1945 đã khác xa. Trước kia ta mất nước, nay là cách mạng là giải phóng. Cái hoài bão của hai cụ Phan đến đây rõ ràng là được thực hiện. Đời tôi đến đây được thấy cái kết quả mà bình sinh hai cụ mong ước, như thế là được"[7]. Cùng với cả dân tộc, cụ hân hoan đón chào tết Bính Tuất (1946) cái tết độc lập đầu tiên của nước nhà sau 80 năm trường nô lệ, một cái tết thật mới, “mới lạ lùng”, như trong bài “Mừng tết độc lập” cụ viết:  “Cái Tết năm nay mới lạ lùng  Mới ngày, mới tháng, mới non song  Dân hăm lăm triệu quyền ông chủ  Nước bốn ngàn năm của tổ chung  “Cứu quốc” lòng đà rèn một khối  “Tự do” mầm ướm trổ trăm bong  Cho hay người muốn trời chìu đấy  Trận thắng năm nay trận cuối cùng” Thêm một điều đặc biệt là, nếu như trước đó Huỳnh Thúc Kháng chỉ biết một Việt Nam có hai nhà “đại ái quốc”, “tương phản nhi tương thành” là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, thì với cách mạng Tháng Tám thành công cụ được biết rõ thêm một lãnh tụ kiệt xuất, đó là Hồ Chí Minh- một lãnh tụ cách mạng chủ trương cùng một lúc đánh đổ cả ngai vàng phong kiến và ách xâm lược của thực dân không phải dựa vào Nhật như Phan Bội Châu, lại không phải dựa vào Pháp như Phan Châu Trinh mà hoàn toàn dựa vào lực lượng của nhân dân. Lại càng đặc biệt hơn, khi Huỳnh Thúc Kháng được biết Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc, người mà trước đó Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đã đặt vào tất cả niềm hy vọng. Biết được như vậy, cụ Huỳnh Thúc Kháng càng nóng lòng mong mỏi được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính giữa lúc ấy, cụ nhận được bức điện của Hồ Chí Minh mời cụ ra Hà Nội tham gia chính phủ. Bấy giờ là vào cuối năm 1945, tiết trời mưa lạnh, cụ Huỳnh điện trả lời: “Thời tiết xấu tôi chưa đi được và không thể nhận chức Bộ trưởng. Trước sau tôi cũng ra gặp cụ”. Vài ngày sau, cụ lại tiếp được bức điện thứ hai do đồng chí Võ Nguyên Giáp Bộ trưởng Nội vụ trong Chính phủ lâm thời được sự ủy nhiệm của Bác Hồ gửi vào: “Chúng tôi khẩn khoản mời cụ ra Hà Nội nhận chức Bộ trưởng Nội vụ... Việc đại nghĩa xin Cụ đừng bỏ qua”. Sau khi bàn bạc với một vài nhân vật ở Huế, cụ Huỳnh nói: “Tôi chỉ muốn ra gặp cụ Hồ để bày tỏ một vài ý kiến, còn việc gì khác thì tôi không thể nhận”. Ngày 24/2/1946, Ủy ban hành chính Trung bộ cho xe qua tòa soạn báo Tiếng Dân đưa cụ Huỳnh ra Hà Nội, có hai người đi theo sau săn sóc lúc đi đường, trong đó có ông Nguyễn Xương Thái người Quảng Nam là một cộng tác viên quan trọng của cụ lúc ở tòa soạn Tiếng Dân. Đến Hà Nội, giây phúc gặp gỡ đầu tiên giữa cụ Huỳnh và Bác Hồ thật là cảm động. Trong cuốn “Những năm tháng không thể nào quên”, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã kể lại: “Giây phút gặp gỡ đầu tiên giữa Bác và cụ Huỳnh thật là cảm động. Hai người đều bước vội tới ôm lấy nhau. Bác và cụ Huỳnh bỗng dưng đều ứa nước mắt, đã nhắc đến cụ Phó Bảng ngày xưa bao phen lận đận ra Bắc vào Nam giữa những năm dài tăm tối”. Và ngay từ những phút đầu cụ Huỳnh đã thấy ở nhà cách mạng lừng danh mà từ lâu mình khao khát được gặp là người rất thân thiết, một “tri kỷ” như trong bài thơ “Bảy mươi tuổi tự cười” cụ viết năm 1946, nhân dịp 70 tuổi, về người bạn tri kỷ là Bác Hồ: “Bảy tuần đầu bạc như bông/ Được người tri kỷ, thôi xong đã già”.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247