Câu 1: Trùng roi có màu xanh lá cây nhờ?
Do màu sắc của các hạt diệp lục nên trùng roi có màu xanh lá cây.
Câu 2: Hình thức dinh dưỡng của trùng roi xanh?
Trùng roi có 2 hình thức dinh dưỡng là tự dưỡng và dị dưỡng
+ Tự dưỡng: Ở nơi có ánh sáng, trùng roi xanh dinh dưỡng như thực vật.
+ Dị dưỡng: Nếu ở chỗ tối lâu ngày, trùng roi vẫn sống được nhờ đồng hóa các chất hữu cơ hòa tan
do các sinh vật khác chết phân hủy ra.
Câu 3: Trùng roi khác thực vật ở những điểm nào?
Có thể dị dưỡng khi sống trong tối lâu ngày; có thể di chuyển; không có thành xenlulozo.
Câu 4: Trùng roi di chuyển được nhờ?
Trùng roi có roi dài xoáy vào nước giúp cơ thể di chuyển.
Câu 5: Trùng roi di chuyển như thế nào?
Trùng roi dùng roi dài xoáy vào nước di chuyển vừa tiến, vừa xoay.
Câu 6: Cơ thể động vật nguyên sinh nào có hình dạng không ổn định?
Trùng biến hình có hình dạng cơ thể không ổn định, chúng luôn biến đổi hình dạng.
Câu 7: Trùng biến hình di chuyển được nhờ?
Trùng biến hình di chuyển nhờ dòng chất nguyên sinh dồn về một phía tạo thành chân giả
Câu 8: Trùng giày lấy thức ăn nhờ
Thức ăn (gồm vi khuẩn, vụn hữu cơ…) được lông bơi dồn về lỗ miệng.
Câu 9: Quá trình tiêu hóa ở trùng giày là
Thức ăn (gồm vi khuẩn, vụn hữu cơ…) được lông bơi dồn về lỗ miệng. Thức ăn qua miệng và hầu
được vo thành viên trong không bào tiêu hóa. Sau đó không bào tiêu hóa rời hầu di chuyển trong
cơ thể theo một quỹ đạo nhất định. Enzim tiêu hóa biến thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất
nguyên sinh. Chất bã được thải ra ngoài qua lỗ thoát ở thành cơ thể.
Câu 10: Trùng kiết lị giống với trùng biến hình ở điểm nào trong số các đặc điểm dưới đây
- Có chân giả
- Có hình thành bào xác
Câu 11: Các bước di chuyển giun đất?
Các bước di chuyển của giun đất:
Bước 1: Giun chuẩn bị bò
Bước 2: Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi
Bước 3: Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước
Bước 4: Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi
Câu 12: Đỉa sống sống bằng hình thức nào?
Kí sinh ở người.
Câu 13: Loài nào thuộc ngành giun đốt được khai thác nuôi làm cảnh?
Giun đỏ có màu sắc đẹp, được khai thác để nuôi cá cảnh.
Câu 14: Giun đốt mang lại lợi ích gì cho con người
Giun đốt có vai trò lớn đối với hệ sinh thái và đời sống con người.
+ Làm thức ăn cho người: rươi, sá sùng
+ Làm thức ăn cho động vật khác: giun đất, giun đỏ
+ Làm cho đất trồng xốp, thoáng, màu mỡ: giun đất
+ Làm thức ăn cho cá: rươi, giun ít tơ nước ngọt, sá sùng, giun đỏ
Câu 15: Loài nào của ngành giun đốt không sống tự do
Vắt sống kí sinh ngoài, nó hút máu của vật chủ.
Câu 16: Nêu các đại của các ngành đã học
+ Ngành Động Vật Nguyên Sinh
+ Ngành Ruột Khoang
+ Ngành Giun: tròn, dẹp, đốt
+ Ngành Thân Mềm
+ Ngành Chân Khớp
+ Ngành Động Vật Có Xươn Sống: Cá và Thú
( mik ko bt bạn đã hok những ngành nào r nên mik liệt kê hết các ngành có trog lp 7 nha)
~ Xin câu trả lời hay nhất ạ ~
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Câu 1:Trùng roi có màu xanh lá cây nhờ:màu sắc của hạt diệp lục
Câu 2: Hình thức dinh dưỡng của trùng roi xanh:tự dưỡng và dị dưỡng
Trùng roi có 2 hình thức dinh dưỡng là tự dưỡng và dị dưỡng
+ Tự dưỡng: Ở nơi có ánh sáng, trùng roi xanh dinh dưỡng như thực vật.
+ Dị dưỡng: Nếu ở chỗ tối lâu ngày, trùng roi vẫn sống được nhờ đồng hóa các chất hữu cơ hòa tan do các sinh vật khác chết phân hủy ra.
Câu 3:
- Khác: Có thể dị dưỡng khi sống trong tối lâu ngày; có thể di chuyển; không có thành xenlulozo.
Câu 4:Trùng roi di chuyển được nhờ: Roi
Câu 5:Trùng roi di chuyển: dùng roi dài xoáy vào nước di chuyển vừa tiến, vừa xoay.
Câu 6:Trùng biến hình có hình dạng cơ thể không ổn định, chúng luôn biến đổi hình dạng.
Câu 7:Trùng biến hình di chuyển nhờ dòng chất nguyên sinh dồn về một phía tạo thành chân giả
Câu 8: Trùng giày lấy thức ăn nhờ:lông bơi
Câu 9:Quá trình tiêu hóa ở trùng giày là: Thức ăn - miệng - hầu - không bao tiêu hoá - không bào co bóp - lỗ thoát.
Câu 10:Trùng kiết lị giống trùng biến hình là đều có chân giả, chỉ là chân giả của trùng kiết lị rất ngắn.
Câu 11:
1. Giun chuẩn bị bò
2.Thu mình làm phồng đoạn đầu,thun đoạn cuối
3.Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa ,vươn đầu về phía trước
4.Thu mình làm phồng đoạn đầu,thun đoạn đuôi
Câu 12:Đỉa sống dưới nước, thức ăn chính là máu của các loài động vật thuộc nhóm động vật có xương sống
Câu 13:Giun đỏ có màu sắc đẹp, được khai thác để nuôi cá cảnh.
Câu 14:Giun đốt có vai trò lớn đối với hệ sinh thái và đời sống con người.
+ Làm thức ăn cho người: rươi, sá sùng
+ Làm thức ăn cho động vật khác: giun đất, giun đỏ
+ Làm cho đất trồng xốp, thoáng, màu mỡ: giun đất
+ Làm thức ăn cho cá: rươi, giun ít tơ nước ngọt, sá sùng, giun đỏ
Câu 15:Loài: vắt
Câu 16:
-Ngành động vật nguyên sinh: trùng roi, trùng giày, trùng biên hình......
- Ngành ruột khoang: Thủy tức, sứa, hải qùy.....
- Các ngành giun: Giun đất, giun đũa, sán dây...
- Ngành thân mềm: Ốc sên, mực, trai sông....
- Ngành chân khớp: Tôm, cua, nhện, châu chấu....
- Ngành động vật có xương sống: Thỏ, cá, chim bồ câu....
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247